Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Đừng để sau lạm phát là đình trệ kinh tế

Các điều hành viên: wwwlevantinh, funnyboy

Đừng để sau lạm phát là đình trệ kinh tế

Gửi bàigửi bởi edavn » Thứ 4 16 Tháng 7, 2008 7:01 am

Lãi suất huy động và cho vay trên thị trường liên tục tăng cao trong thời gian qua đã có tác dụng hút tiền từ lưu thông về ngân hàng đồng thời góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khi lạm phát đã bước đầu được kiềm chế thì cần tính đến chuyện giảm lãi suất nếu không muốn kinh tế rơi vào trì trệ sau thời kỳ lạm phát.

Lạm phát 2008: 30% là có thể?

Lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng đến 18,44%. Đây là tốc độ tăng cao nhất trong những năm gần đây. Theo ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - Giá cả thuộc Tổng cục Thống kê thì lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố lạm phát như: lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý. Đến nay, tốc độ tăng giá tuy có chững lại nhưng hầu hết giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống đều đang ở mức cao, tính ổn định còn thấp và rất dễ tiếp tục tăng cao.

Ông Thắng cho biết, Tổng Cục Thống kê đã đưa ra 3 kịch bản cho chỉ số giá tiêu dùng cả năm: một là, nếu 6 tháng còn lại, mỗi tháng chỉ tăng 1% thì lạm phát năm 2008 chỉ ở mức 25%. Hai là, mỗi tháng tăng 1,2% so với tháng trước thì đến tháng 12/2008 sẽ tăng 27,5%. ba là, nếu mỗi tháng tăng 1,5% thì lạm phát có thể lên đến 30%.

Hình ảnh
30%, mức tăng giá có thể lường đến. (Ảnh: minh họa)

Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết, tháng 6/2008, có mức tăng giá thấp nhất từ đầu năm là 2,2%. Mức tăng giá trung bình từ đầu năm là khoảng trên 2,8%/tháng.

Ông Vũ Đình Ánh - Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả cho rằng, dự báo lạc quan nhất là 22% như Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã dự báo thì chỉ cần 1-2 tháng nữa đã trở nên rất xa vời. Ngay cả những dự báo 25% thậm chí 30% cũng không dễ mà kiểm soát được.
Trong khi đó, ông Phạm Minh Thụy - Chuyên gia phân tích - dự báo giá cả - Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả nhận định, tốc độ tăng giá 6 tháng cuối năm sẽ chậm hơn nhưng chúng ta vẫn đối mặt với nguy cơ tăng giá mạnh vào các tháng 10 - 11 - 12 là rất lớn. Đây là quy luật của thị trường.

Do vậy, nếu thực hiện thật tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát thì hy vọng mức bình quân tăng giá 6 tháng cuối năm là 1,5-1,7%/tháng. Như vậy, tốc độ tăng giá tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 sẽ là 129-131%

Phó Giáo sư Ngô Trí Long thì dự đoán, sáu tháng cuối năm, những nhân tố tiềm ẩn tăng giá vẫn còn diễn biến phức tạp và đan xen. Do vậy, khó có đủ căn cứ để dự báo. Tuy nhiên, chúng ta đã nhìn thấy những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Chúng ta có thể khẳng định Việt Nam không thể xảy ra một cuộc khủng khoảng như Thái Lan. Và điều quan trọng nhất sau những tín hiệu khả quan của kinh tế 6 tháng đầu năm là lòng tin và sự ổn định tâm lý của nhà đầu tư.

Giảm lãi suất: Cần được tính đến

Bà Nguyễn Thị Mùi - Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, các biện pháp tài chính tiền tệ của Chính phủ như: cắt giảm chi tiêu công, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt là sự khôi phục tác dụng của lãi suất cơ bản, nâng lãi suất cơ bản lên mức hiện nay là 14% được coi là tín hiệu tốt để hút tiền từ lưu thông và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng.

Số liệu bước đầu cho biết, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại đã chậm lại, khoảng 20% và thấp xa so với năm 2007. Trong khi đó, huy động tiền gửi tính đến cuối tháng 5/2008 đã tăng 19,5% so với cuối năm 2007. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao là một khó khăn lớn cho DN. Thực tế, các NHTM và các nhà làm chính sách biết rất rõ điều này nhưng đó là biện pháp cần thiết trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát.

Khi lạm phát được kiểm soát ở mức độ nhất định, tất yếu phải điều chỉnh lãi suất và các công cụ khác cho phù hợp. Yêu cầu lớn nhất trong những tháng cuối năm là tín dụng và lãi suất của NHNN cần được điều hành hợp lý để vừa kiểm soát được lạm phát vừa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Hình ảnh
Cần tính đến giảm lãi suất khi có điều kiện. (Ảnh: hong toan)

Vì thế, bà Mùi cho rằng, cần điều hành lãi suất theo hướng ổn định và giảm dần khi lạm phát được kiềm chế. Tăng lãi suất là giảm cung tiền nhưng cung tiền đã giảm đến mức thấp và mà lãi suất vẫn tiếp tục tăng thì tăng lãi suất lúc này sẽ có tác dụng ngược lại.

Lãi suất tăng cao khiến chi phí đầu vào của các DN tăng theo, đẩy giá bán sản phẩm tăng lên, làm ảnh hưởng đến số đông người có thu nhập thấp nhưng không hạn chế tiêu dùng của người có thu nhập cao. Trong khi đó, DN Việt Nam vốn có quy mô nhỏ và yếu về tài chính, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Vì vậy, lãi suất tăng cao, điều kiện vay khó khăn khiến cho DN không tiếp cận được vốn ngân hàng để sản xuất mà đây lại chính là nguồn cung hàng hóa lớn cho xã hội.

Bà Nguyễn Thị Mùi - Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, cần điều hành lãi suất theo hướng ổn định và giảm dần khi lạm phát được kiềm chế. Tăng lãi suất là giảm cung tiền nhưng cung tiền đã giảm đến mức thấp và mà lãi suất vẫn tiếp tục tăng thì tăng lãi suất lúc này sẽ có tác dụng ngược lại.
Lãi suất tăng cao làm giảm đầu tư tư nhân, tăng chi phí vay mượn, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế xấu hơn, vĩ mô tiếp tục bất ổn, đời sống người lao động bị ảnh hưởng. Hiện nay, lãi suất tăng cao và cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đã không còn nhiều tác động trong việc tiếp tục tăng nguồn huy động vốn mà chủ yếu là cạnh tranh để giữ khách hàng.

Như vậy, khi lãi suất tăng không còn hiệu quả thì việc điều hành ổn định và giảm dần cần được đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm, bà Mùi nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội cũng nhấn mạnh tính hai mặt của lãi suất tăng cao, mức lãi suất cao và cao hơn lạm phát sẽ tác động tức thời đến việc cắt giảm lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất quá cao sẽ hạn chế đầu tư, dẫn đến đình trệ và suy thoái, thất nghiệp và phá sản. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay ở đầu vào cao sẽ được người vay tự động chuyển vào giá cả ở đầu ra làm tăng mức giá chung.

Thêm nữa, nguyên tắc thị trường đòi hỏi tiền huy động phải được sinh lời thông qua cho vay hoặc đầu tư nếu không muốn gây áp lực lạm phát tương lai bởi gánh nặng nợ lãi huy động cho ngân hàng và ngân sách nhà nước, ông Phong cảnh báo.

Phước Hà (Nguồn: Vietnamnet )
Hình đại diện của thành viên
edavn
 
Bài viết: 199
Ngày tham gia: Chủ nhật 09 Tháng 3, 2008 8:32 pm

"Chống lạm phát vẫn là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ"

Gửi bàigửi bởi edavn » Thứ 2 21 Tháng 7, 2008 4:11 pm

Sau quyết định tăng giá xăng dầu của Chính phủ, điều lo ngại nhất là giá cả hàng loạt hàng hóa khác sẽ tăng theo. Thực tế này đã từng xảy ra và trong hoàn cảnh hiện nay, nguy cơ đó là rất lớn. Không ít người đã đặt câu hỏi: Tăng giá xăng dầu, liệu Chính phủ có từ bỏ mục tiêu kiềm chế lạm phát?

Trả lời phỏng vấn báo chí tại cuộc họp báo về việc điều chỉnh giá xăng dầu sáng 21/7/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, chống lạm phát sẽ tiếp tục là mục tiêu được Chính phủ ưu tiên. Những giải pháp kiềm chế lạm phát sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt trong những tháng còn lại của năm 2008 và cả năm 2009. Cùng với việc tăng giá xăng, Chính phủ cũng đã có hàng loạt giải pháp để thực hiện bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

Hình ảnh
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh. (Ảnh: VNN)
- Với quyết định tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính có tính toán thế nào về tác động của nó lên chỉ số giá tiêu dùng năm nay?

- Chúng tôi tính toán tác động trực tiếp của việc tăng giá xăng dầu lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là khoảng 0,5%-0,7%. Ảnh hưởng trực tiếp của tăng giá xăng dầu là không lớn nhưng những tác động dây chuyền, tác động gián tiếp qua nhiều vòng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, Chính phủ cũng đã có văn bản gửi các ngành sản xuất kinh doanh cần kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, thực hiện tiết kiệm để ổn định giá cả.

- Các cơ quan chức năng đã lường trước việc sẽ có nhiều DN lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá các mặt hàng khác. Có cách gì để ngăn chặn điều này?

- Xăng dầu là mặt hàng có tác động nhiều đến sản xuất kinh doanh của DN. Sau đợt tăng giá xăng dầu này sẽ tác động đến giá cả của nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, nếu mức tác động vẫn ở trong tầm DN kiểm soát được thì vẫn cố gắng chấp nhận giảm lãi để không điều chỉnh giá. Nếu bất khả kháng buộc phải tăng giá thì phải đăng ký để thực hiện kiểm soát. Hạn chế tình trạng điều chỉnh giá tràn lan, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát cơ cấu giá cả các mặt hàng, chống đầu cơ tăng giá, thực hiện niêm yết giá công khai... không để tăng giá bất hợp lý. Chính phủ cũng cho biết, chưa điều chỉnh giá điện, nước đến hết tháng 12/2008, giá than cũng ổn định đến cuối năm.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Việc tăng giá xăng dầu có thể tác động đến tăng giá tiêu dùng 0,5% nhưng đó là tác động trực tiếp. Còn những tác động gián tiếp, qua nhiều vòng thì Chính phủ đã có những giải pháp để chống việc xảy ra tăng giá ồ ạt. Trong đó có việc phải ổn định tâm lý của người dân là rất quan trọng.

Đối với hầu hết các nền kinh tế, trong trường hợp này cũng đòi hỏi sự hợp lực của toàn bộ Nhà nước, DN và người dân cùng chia sẻ để vượt qua khó khăn. Mỗi người trước hết hãy vì lợi ích chung, còn nếu chỉ lo cho mình thì lợi ích chung sẽ bị phá vỡ và tất cả sẽ bị ảnh hưởng. Trong khó khăn, tất cả cùng cố gắng, chia sẻ thì sẽ vượt qua khó khăn và tình hình sẽ tốt lên.

- Tăng mạnh giá xăng dầu, vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát thể hiện thế nào trong quyết định này?

- Nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chúng ta không thể và không có khả năng giữ một hệ thống giá trong nước biệt lập với giá thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện nhập khẩu 100% xăng dầu. Hiện nay, lạm phát đã dịu đi nhưng vẫn còn cao.

Trong quyết định tăng giá xăng dầu, vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, chúng ta đã thực hiện từng bước và có sự chia sẻ trách nhiệm. Giá xăng dầu tăng nhưng cũng chỉ mới xấp xỉ giá thị trường. Dầu hỏa bù lỗ 1.000 đồng và ma-zút bù 1.500 đồng/lít. riêng dầu Diesel chỉ điều chỉnh tăng 14% và Nhà nước bù lỗ từ 70%-80% còn 20%-30% là người tiêu dùng chịu... Sự điều chỉnh có mức độ và thực hiện chính sách chia sẻ trách nhiệm để thực hiện mục tiêu chống lạm phát.

- Có dự báo giá dầu thô sẽ lên đến 300 USD/thùng, Chính phủ đã có phương án gì để tiếp tục ứng phó với diễn biến giá xăng dầu tiếp tục tăng?

- Tất cả mọi thông tin đều được cập nhật và phân tích. Hiện đã có rất nhiều phương án được tính đến. Chỉ nói riêng trong đợt điều chỉnh này đã có gần 10 phương án được tính đến để lựa chon phương án có lợi nhất. Các phương án phải đảm bảo ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Từ nay đến cuối năm, xăng, dầu hỏa, ma-zút được điều chỉnh theo Nghị định 55 nhằm tiếp cận với giá thị trường. Diesel tiếp tục cơ chế chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước và người tiêu dùng. Khi giá xuống có thể sẽ điều chỉnh xuống.



Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:

Năm 2007, Chính phủ đã xây dựng Chiến lược an ninh năng lượng quốc gia. Trong đó, riêng xăng dầu sẽ xây dựng một hệ thống dự trữ cả dầu thô và thành phẩm chế biến. Hệ thống này đang được triển khai trên cả nước. Đến khi hoàn thành, sẽ cho phép ứng phó với biến động giá cả trong thời gian nhất định. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục yêu cầu DN tăng dự trữ lưu thông, tăng dự trữ Nhà nước trên hệ thống kho tàng của DN... nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định lưu thông trong hoàn cảnh tăng giá.

Phước Hà
Hình đại diện của thành viên
edavn
 
Bài viết: 199
Ngày tham gia: Chủ nhật 09 Tháng 3, 2008 8:32 pm

Re: Đừng để sau lạm phát là đình trệ kinh tế

Gửi bàigửi bởi Phan Quốc Hiên » Thứ 2 21 Tháng 7, 2008 4:16 pm

Giải pháp tốt nhất khó thực hiện nhất mọi người nhường nhau một bước cùng đồng lòng giảm giá các mặt hàng để lấy lại giá trị đồng tiền!
wtf
Hình đại diện của thành viên
Phan Quốc Hiên
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 14 Tháng 6, 2008 8:41 am
Đến từ: Quê Hương Đồng Khởi


Quay về Kinh doanh - Đầu tư

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron