Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Đau đớn bị lừa vào cái 'bẫy hôn nhân'

Các điều hành viên: wwwlevantinh, funnyboy

Đau đớn bị lừa vào cái 'bẫy hôn nhân'

Gửi bàigửi bởi TinNhanh2010 » Chủ nhật 04 Tháng 11, 2012 7:20 pm

Đau đớn bị lừa vào cái 'bẫy hôn nhân'

Khác với những gì Duy luôn mộng tưởng về một gia đình êm ấm, người vợ hiền thảo thì ngay ngày cưới Duy đã ngã ngửa với lối hành xử có phần "chợ búa" của vợ.


"Mới kết hôn được một tuần mà tôi đã chán vợ, thất vọng lắm rồi. Tôi thấy như mình bị lừa đau đớn. Vợ tôi bây giờ khác hoàn toàn so với lúc yêu", Duy (29 tuổi, Mỹ Đức, Hà Nội) vò đầu than thở.

Theo Duy, trước khi cưới, Nga là người con gái có cái vẻ mảnh mai, yếu đuối. Anh yêu cô và luôn muốn bảo vệ. Tình yêu quá mãnh liệt khiến anh đi đến quyết định kết hôn chỉ sau 5 tháng quen biết.

Tuy nhiên, khác với những gì Duy luôn mộng tưởng về một gia đình êm ấm, người vợ hiền thảo thì ngay ngày cưới Duy đã ngã ngửa với lối hành xử có phần "chợ búa" của vợ.

Hình ảnh
Cái bẫy hôn nhân

"Vợ tôi bức xúc với bố mẹ đẻ chỉ vì chuyện của hồi môn được cho ít hơn chị gái mà tuyên bố 'Một khi ông bà (bố mẹ Nga) ấy đã phân biệt đối xử như thế thì đừng mong sau này tôi hiếu thuận'. Thú thật, lúc đó tôi sởn gai ốc, chột dạ 'Không biết sau đấy cô ấy sẽ đối xử với bố mẹ tôi, với tôi thế nào. Liệu có phải cô ấy lấy tôi chỉ vì tiền", Duy kể.

Vì ấn tượng trên, Duy để ý vợ hơn. Lúc này anh mới thấy Nga luôn khéo léo với người ngoài, giống hệt kiểu thỏ thẻ khi yêu anh. Tuy nhiên, với chồng cô không còn giữ ý tứ, ngôn ngữ sỗ sàng, đôi khi còn có câu tục tĩu - những điều từ nhỏ đến lớn Duy luôn được giáo dục không phạm phải. Anh thấy như mình bị lừa, chỉ còn biết tự trách bản thân trước khi cưới không chịu tìm hiểu kĩ để giờ phải chịu thảm cảnh này.

Theo Tiến sĩ văn hóa Nguyễn Ngọc Mai - việc không tìm hiểu kĩ càng, không thử thách bạn đời dễ dẫn đến cảm giác bị lừa ngay sau ngày cưới.

"Hiện nay, những cặp yêu nhau chỉ quan tâm đi chơi, mua sắm thế nào mà không tìm hiểu kĩ đối phương, lúc lấy về mới hối tiếc. Vậy nên trước khi xác định đi đến hôn nhân, hãy thử thách người kia. Dù hai người có thể sai lệch học vấn, chênh lệch địa vị nhưng chỉ cần có những giá trị sống cơ bản giống nhau thì dù cách thức biểu hiện khác nhau, cuối cùng vẫn đến chung một đích, hạnh phúc mới bền vững", Tiến sĩ Ngọc Mai chia sẻ.

Đứng từ quan điểm lấy người có nhiều điểm chung với mình, chuyên gia bật mí có 8 định hướng lấy thông tin:

1. Văn hóa gia đình và các giá trị mà gia đình coi trọng quan tâm:

Khi tìm hiểu bạn đời, hãy lấy thông tin về văn hóa gia đình, lối sống, và các giá trị của gia đình người kia. Cách mà họ ứng xử với tiền bạc, chuyện tình cảm hoặc cách mà họ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Bởi sau khi kết hôn bạn cũng sẽ là những thành viên trong gia đình như thế. Một người đàn ông không thương yêu mẹ, em gái thì không thể thương yêu vợ anh ta sau này.

Hình ảnh
Ứng xử trong gia đình

2. Các mối quan hệ tình cảm gần gũi:

Là các mối quan hệ gia đình, bạn bè, họ hàng... của đối tượng mình đang quan tâm. Xem người bạn đời tương lai có là người đối xử tốt với bố mẹ, bạn bè, các mối quan hệ này có giới hạn tới đâu... Điều này sẽ cho phép bạn hình dung về người chồng/vợ tương lai của mình có biết tạo dựng và giữ gìn các mối quan hệ hay không.

3. Những quan niệm về đạo đức:

Là cách mà người ta suy nghĩ về vấn đề đạo đức. Nếu một người quá nặng nề thì một hành vi có lỗi của người khác cũng bị quy chiếu là vô đạo đức, sẽ rất khó hòa hợp, hôn nhân nặng nề. Nhưng nếu một người có tư tưởng quá thoáng, coi vi phạm đạo đức là vặt vãnh thì sống với người này sẽ thường xuyên bị tổn thương.

4. Khiếm khuyết về sức khỏe thân thể:

Là tiêu chí rất quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình vì nếu bạn không biết được người bạn đời của mình hay giấu họ về những khiếm khuyết cơ thể, khả năng sinh sản, bệnh nan y... thì sẽ gây những hệ lụy không nhỏ trong cuộc sống sau này. Ở nước ngoài trước khi lấy nhau phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế. Người sắp kết hôn chỉ phải đối diện với việc chấp nhận hay không. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không mấy người dám trung thực với nhau như thế.

5. Không trung thực với bản thân:

Việc sống trung thực hay không trung thực với bản thân là thể hiện bản lĩnh dám nhìn và đối diện với sự thật của mỗi người. Người dám trung thực thì sẽ biết mình yếu, mạnh ở đâu, biết sai hay đúng. Dám nhận sai thì mới biết sửa sai. Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng sống với nhau cả đời, nếu cả hai không ai dám đối diện với cái sai/đúng của mình thì hôn nhân sẽ là những cuộc tranh cãi không hồi kết.

6. Ước mơ và tham vọng cá nhân:

Hình ảnh
Tham vọng

Nhiều chuyên gia khuyên hãy chọn người có ước mơ không được khác mình nhiều. Nếu mình an phận, mưu cầu một cuộc sống không bon chen thì nên chọn người như thế, chứ đừng chọn người ước mơ làm quan cao, mưu cầu về tiền bạc lớn. Có thể lấy người này, bạn sẽ bị chôn vùi tất cả để làm chỗ dựa cho người ta đi lên.

7. Những hạnh phúc và bất hạnh tuổi ấu thơ:

Hạnh phúc tuổi thơ là để vợ chồng trân trọng nhau và biến thành những kĩ năng giáo dục con cái. Trái lại những bất hạnh tuổi thơ là điểm đen mà vợ và chồng phải biết để tránh, không làm tổn thương và nhất là không được lấy đó làm vũ khí để chiến thắng đối phương.

8. Niềm tin tôn giáo:

Trên thực tế không phải người Việt nào cũng có niềm tin tôn giáo nhưng vẫn có đời sống tâm linh khá phong phú. Việc tin hay không tin chi phối rất nhiều đến cách họ hành xử. Có những người vì tin thầy bói mà đoạn tuyệt với vợ/chồng con cái, hủy hoại hôn nhân đang hạnh phúc. Hoặc có những cặp vợ/chồng chỉ vì xử lý chuyện lau dọn bếp ga (với nghĩa ông thần bếp) không khéo mà đã ẩu đả, đầu bạc còn dắt nhau ra tòa...

Tình yêu làm người ta hưng phấn mà nhiều khi không để ý đến cách hành xử của nhau. Thậm chí có cả những trường hợp linh cảm thấy điều không ổn nhưng vẫn bị tình yêu lẫn át, dẫn đến thiếu tỉnh táo phán xét đối phương. Nhưng khi về sống với nhau, con người ta hiển hiện như một thực thể đã và đang tồn tại với tất cả hạn chế và ưu điểm.

Cho nên hãy cố sao cho mỗi lần tiếp xúc, hẹn hò hãy xem đó như một cơ hội, để trải nghiệm mình và đối phương. Không nhất thiết phải hội đủ 8 thông tin như trên mới lấy, nhưng việc có định hướng thu nhận thông tin sẽ giúp các bạn thực sự biết được người này hay người kia có thể chung sống suốt đời hay không.


Trich nguồn: http://congso.com/dau-don-bi-lua-vao-cai-bay-hon-nhan-6076
TinNhanh2010
 
Bài viết: 756
Ngày tham gia: Thứ 7 07 Tháng 8, 2010 4:02 pm
Đến từ: Hồ Chí Minh

Quay về Văn hoá - Xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách