Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Bình luận về trình Antivirus trong Linux

Bình luận về trình Antivirus trong Linux

Gửi bàigửi bởi hadobac » Thứ 7 02 Tháng 8, 2008 10:27 pm

Linux gần như miễn nhiễm với Virus, trừ bố em kì quá, đã cài Linux mà cứ "dù gì thì trong 100% thì có 0,1% là sẽ bị nhiễm virus, vì vậy cài thêm vài cái cho an toàn, mày còn nhớ ngày xưa nhiễm kavo khổ thế nào ko?". Mà các bác ơi, kavo cùng lắm nhiễm vào Wine thôi, đúng không.

Mấy cái Antivirus trên em cài hết vào rồi, cài vào rồi gỡ ra.... Giờ không biết cố định lại ở ClamTk không đây... Nhưng em thấy tình hình không sáng sủa cho lắm, tại cái thằng ClamTk này scan chậm quá, nó scan cả hệ thống hết 8 tiếng, trong khi cả ổ cứng em 80 GB... Ngày xưa BitDef quét có 1 tiếng là cùng, mà lần nào cũng vác ra 2, 3 chục con...

Tóm tắt lại sau khi dùng qua cả 3 chương trình Antivirus trên, em có nhận xét (những nhận xét tâm huyết vàng ngọc của em đó, đúc kết sau hàng trăm Megabyte download về, đổi ra tiền VND chắc cũng 15 - 20 k) như sau:

1/AVG:
- Dung lượng quá cao, tải về 45 MB (chưa kể upload lên máy chủ của nó), cài xong vụt lên 91 MB (khiếp)
- Giao diện được, hơi khó quản lí và config, lắm chuyện (hay báo lỗi, pop-up tùm lum)
- Tốc độ Scan: rất nhanh, không có tuỳ chọn khi quét :evil:
- Tốn trung bình 25 Mb Ram khi quét
- Update: khó khăn, phải vào Terminal gõ "sudo avgupdate -o" nó mới chịu, nhưng tốc độ update nhanh
- Chất lượng: giống BKAV đó, báo vài ba con Virus trong Wine mà chả chịu diệt, chỉ Infect thôi... Chán :D
- Cơ sở dữ liệu (không bít bao nhiêu, mà quét ra được có vài con nhép)
Thật lạ, phiên bản AVG cho Window tốt bao nhiêu thì phiên bản cho Linux bèo bọt bấy nhiêu...

2/ ClamTk:
- Dung lượng: khá nhẹ, chỉ 13 MB, cài xong bao nhiêu thì em không bít.
- Giao diện: cũng tạm, đơn giản, quản lí cực kì dễ dàng, tuy vậy lại không có... Help, thậm chí Readme cũng... không có
- Tốc độ Scan: siêu lâu, cho quét nguyên hệ thống hết 9 tiếng (đó là cho quét các file ẩn và không giới hạn dung lượng)
- Tốn trung bình 10-15 Mb Ram khi chạy nền, còn khi quét là 70 MB (bằng BKAV)
- Update: dễ dàng, nhanh gọn.
- Chất lượng: rất tốt, file nào có Virus nó cho vào Quarantine ngay.
- Cơ sở dữ liệu 376.896 Signs (số liệu chính xác đến ngayd 29/7), tuy không bằng BitDef ~ 1.200.000 Signs :mrgreen:. Nhưng được cái cập nhật rất nhanh, một ngày nó phải cập nhật 1000 con mới. Đến ngày 1/8, số con là 380437 con.

3/ Avast:
- Dung lượng 10 Mb khi tải, cài lên có 23 MB, nhẹ nhất.
- Giao diện: giống Window 95 ấy, xấu TÀN BẠO (thiết kế cho Linux và Unix mà), tuy vậy quản lí dễ dàng
- Tốc độ Scan: 4 tiếng, có nhiều tùy chọn quét
- Tốn trung bình 30 MB khi quét
- Update: CỰC KÌ TỆ HẠI, không giống Avast cho Window, nổi tiếng nhất về chế độ auto-update dễ dàng, phiên bản Avast cho Linux lại tải các file update offline về máy, mà file não cũng 17 MB, nên rất lãng phí. Em bỏ Avast là vì thế đó.
- Chất lượng: tạm được, tuy không tìm ra nhiều, nhưng tìm đến đâu diệt đến đây => Tốt
- Cơ sở dữ liệu: có ~ 220.000 Signs ah.

4/ F-Prot Antivirus (phiên bản cho Linux)
Cái này thì em tải trên mạng về
- Dung lưọng: 6 MB (nhẹ nhỉ)
- Các mục kia chưa biết, vì lúc cài máy đứng, khởi động lại thì cái thằng F-Prot nó làm lỗi cả Synaptic lẫn Add/Remove, bị lỗi dpkb gì gì đó, phải vào Recovery Mode sửa, chứ không phải cài laị Ubuntu rồi...

5/ BKAV (chạy nền Wine)
- Dung lượng 8 MB
- Giao diện chắc ai cũng biết: Xấu hoắc
- Scan hệ thống hết 7 tiếng
- Tốn 70 MB khi quét, lúc xài nó phải tắt FireFox
- Update: khỏi nói
- Chất lượng: khỏi nói, cài làm cảnh chơi, nó bắt hết micro của OpenOffice... hic :mrgreen:
- Cơ sở dữ liệu: ai mà biết!

Trong 5 cái trên em thấy ClamTK tạm nhất, nhưng thiết nghĩ nhà sản xuất nên tăng tốc quét cho nó, nếu muốn ClamAV trở nến thông dụng (theo như em bít thì ClamAV là một bot Antivirus mã nguồn mở, nhưng dùng dòng lệnh nên khó sử dụng (em đụng đến dòng lệnh thì coi như chết chắc), vì vậy một số phần mềm đã thiết kế GUI cho nó, ví dụ ở Window là ClamWin, ở Linux và Unix là ClamTk)...
Software is like sex, it's better when it's free! - Linux Torvard -
--------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Terminal có cái lệnh "Sudo" nghe giống "Sumo" nhỉ :))
--------------------------------------------------------------------------------------------
Spam vừa thôi nhé...

Hình ảnh
hadobac
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Chủ nhật 29 Tháng 6, 2008 5:02 pm
Đến từ: /usr/share

Re: Bình luận về trình Antivirus trong Linux

Gửi bàigửi bởi MAIDINHDONGTH » Thứ 7 13 Tháng 9, 2008 10:06 am

Sau đây là cách cài đặt antivieuts trong Linux các pác có nhu cầu thì xin mời ghé thăm :-x


Cài đặt AntiVirus trên Ubuntu
Bất kỳ hệ thống nàotham gia vào mạng Internet cũng cần đến sự hỗ trợ của các phần mềmantivirus nhằm bảo đảm tính an toàn. Với các hệ điều hành MicrosoftWindows, chúng ta đã rất quen thuộc và thành thạo với Norton, McAfee,Trend Micro…Còn với Ubuntu, những phần mềm antivirus đang được xếp hàngđầu có thể kể đến là AVG Free, Avast, ClamAV…

AVG AntiVirus Free

AVGFree là một trong những giải pháp antivirus miễn phí nổi tiếng nhấtdành cho người sử dụng ở phạm vi gia đình (home users). Với những tínhnăng như tự động cập nhật cơ sở dữ liệu virus một cách nhanh chóng, sửdụng đơn giản, chiếm ít tài nguyên hệ thống, tự động phát hiện virus…phần mềm này đã và đang trở thành một công cụ an toàn và tin cậy đốivới các hệ thống máy tính. Bài viết hướng dẫn các bước cài đặt, cấuhình và sử dụng AVG Free trên Ubuntu-7.04. Ngoài ra, bạn đọc cũng cóthể hiểu được cách thức cài đặt và sử dụng avast! và ClamAV.

Để cài đặt AVG Free, chúng ta thực hiện các bước như sau:

1. Download AVG Antivirus Free Edition (.deb) về Desktop của máy tính Ubuntu.

Thực hiện thao tác này bằng cách truy cập vào địa chỉ: http://free.grisoft.com, chọn tab Downloads. Ở mục Free Downloads, chọn AVG Anti-Virus Free Edition 7.5 for Linux. Cuối cùng, chọn Debian based distributions (Debian, Ubuntu).

Sau khi hoàn thành thao tác download, file cài đặt avg75fld-r49-a1130.i386.debvới kích thước ~ 41.9 MB sẽ được lưu về Desktop của máy tính theo mặcđịnh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi vị trí lưu trữ từDesktop sang một thư mục bất kỳ trên hệ thống của mình ngay khi trìnhduyệt bắt đầu download.

2. Cài đặt AVG Free vào hệ thống

Di chuyển vào thư mục chứa file cài đặt:

root@ln01:~# cd /home/tthai/Desktop

Tiến hành cài đặt với lệnh:

root@ln01:/home/tthai/Desktop# dpkg -i avg75fld-r49-a1130.i386.deb

3. Cấp quyền để các user trên Ubuntu có thể cập nhật virus

Cấp quyền thực thi để các user có thể chạy được chương trình AVG Free Update:

root@ln01:~# chmod 777 /opt/grisoft/avg7/bin/avgupdate

Cấp quyền ghi để cho phép chương trình AVG Free Update có thể đọc ghi được các file cần thiết trong thư mục /opt/grisoft/avg7/var/run:

root@ln01:~# chmod 777 /opt/grisoft/avg7/var/run

Cấp quyền ghi để cho phép chương trình AVG FreeUpdate có thể đọc ghi được các file cấu hình cũng như download các bảncập nhật virus về thư mục /opt/grisoft/avg7/var/update:

root@ln01:~# chmod 777 /opt/grisoft/avg7/var/update

Đến bước này, bạn đã hoàn thành việc cài đặt và có thể bắt đầu với AVG Free bằng cách vào menu Applications > Accessories > AGV for Linux Workstation.



Nhấn nút OK trên cửa sổ License để bắt đầu sử dụng chương trình antivirus này.

Mànhình chính của AVG Free tương tự như dưới đây. Bạn có thể kiểm travirus (test), xem kết quả kiểm tra (test results) và cập nhật cơ sở dữliệu virus (update) bằng cách thực hiện các chức năng Test, Test Results và Update.



Bên cạnh đó, nếu muốn cấu hình để AVG Free tự động kiểm tra và cập nhật virus, chúng ta vào menu Service > Program settings.

Để hệ thống kiểm tra virus tự động, bạn thay đổi các thông số thích hợp ở mục Scheduler > Test schedule.


Tại cửa sổ này, bạn chỉ định thời gian kiểm tra hàngngày, hàng tuần, hay hàng tháng và vào lúc mấy giờ. Đồng thời, cũng cầnchỉ định những thư mục nào sẽ được tự động kiểm tra.

Để hệ thống cập nhật virus tự động, bạn thay đổi các thông số thích hợp ở mục Scheduler > Update schedule.



Tại cửa sổ này, bạn chỉ định thời gian cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng và vào lúc mấy giờ.

Clam AntiVirus - ClamAV

Bêncạnh AVG AntiVirus Free, bạn còn có ClamAV. Đây cũng là một chươngtrình antivirus dành cho các hệ điều hanh Unix/Linux. Mục đích chínhcủa trình này là tích hợp với Mail server để thực hiện chức năng attachment scanning. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng ClamAV cho mục đích phòng chống virus nhờ vào các cơ sở dữ liệu virus đi kèm.

Để cài đặt ClamAV, bạn thực hiện các lệnh sau:

root@ln01:~# apt-get update
root@ln01:~# apt-get install clamav

Hệ thống tự động dò tìm và chuẩn bị các thư viện liên quan. Khi dòng "Do you want to continue [Y/n]?" xuất hiện, bạn bấm phím Y để bắt đầu tiến trình cài đặt.

Khi các bước cài đặt đã hoàn tất, ClamAV sẽ chạy ngầm trên Ubuntu. Để quét virus tại một thư mục, bạn thực hiện lệnh:

root@ln01:~# clamscan -r /đường-dẫn-đến-thư-mục

Ví dụ: root@ln01:~# clamscan -r /mydir
avast! AntiVirus

Bạn cũng có thể lựu chọn avast! để phục vụ khả năng phòng chống virus trên hệ thống Ubuntu của mình.

Thao tác cài đặt rất đơn giản, bạn download gói cài đặt về thư mục hiện thời trên máy tính Ubuntu bằng lệnh:

root@ln01:~# wget http://files.avast.com/files/lin ... on_1.0.8-2_i386.deb

Tiếp theo, chạy lệnh cài đặt:

root@ln01:~# dpkg -i ./avast4workstation_1.0.8-2_i386.deb

Sau khi hoàn thành các bước cài đặt, bạn cần vào website http://www.avast.com/eng/download-avast ... on.html,nhập địa chỉ email cùng thông tin liên quan đến cá nhân (tên, địa chỉ)để đăng ký một dãy khóa (registration key) nhằm kích hoạt phần mềmavast! trước khi sử dụng. Sau khi đăng ký xong, dãy khóa sẽ được gửi vềđịa chỉ email của bạn.

Cấu hình và sử dụng

Đưa avast! vào menu Applications bằng thao tác sau:

root@ln01:~# cd /usr/lib/avast4workstation/share/avast/desktop
root@ln01:/usr/lib/avast4workstation/share/avast/desktop# ./install-desktop-entries.sh install

Từ menu Applications > Accessories, bạn chọn avast! Antivirus. Trong màn hình Registration hiện ra, bạn sao chép dãy khóa đã đăng ký ở trên trong hộp thư của mình vào và bấm nút OK.



Trong màn hình chính của avast!, bạn dễ dàng thực hiện các thao tác phòng chống virus cho hệ thống Ubuntu của mình.



Trước khi sử dụng avast!, bạn nên cập nhật cơ sở dữ liệu virus bằng cách bấm nút Update database. Thao tác này nhằm đảm bảo avast! trên máy tính của bạn đã cập nhật cơ sở dữ liệu virus đến ngày hiện tại.

avast! cho phép bạn lựa chọn thư mục quét virus ở ba trường hợp: Home directory, Entire system và Selected folders. Bạn có thể thực hiện thao tác quét từ cấp độ đơn giản (Quick) đến phức tạp (Thorough).

Ngoài ra, menu Tools > Preferences cho phép bạn thay đổi cấu hình và tùy biến để avast! hoạt động một cách phù hợp với sở thích cá nhân của mình.

Trênđây là những chỉ dẫn nền tảng và căn bản nhất về cách tiếp cận với cácphần mềm antivirus trên Ubuntu. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến chobạn đọc những gợi ý đơn giản và dễ hiểu để có thể thực thi cài đặt vàcấu hình trên hệ thống Ubuntu của mình.
Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP

Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant

Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi

Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi Platform.
Hình đại diện của thành viên
MAIDINHDONGTH
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 7 13 Tháng 9, 2008 7:48 am
Đến từ: Thanh Hóa

Re: Bình luận về trình Antivirus trong Linux

Gửi bàigửi bởi truongsinh » Thứ 2 15 Tháng 9, 2008 8:54 pm

Hiện tại virus cho Linux là khá ... hiếm, vậy nên trước mắt thấy không cần phần mềm AV nào vẫn ... tốt chán :D
truongsinh
 
Bài viết: 108
Ngày tham gia: Thứ 6 07 Tháng 3, 2008 9:53 pm

Re: Bình luận về trình Antivirus trong Linux

Gửi bàigửi bởi thientuyettinh » Chủ nhật 28 Tháng 12, 2008 4:26 am

hadobac đã viết:Linux gần như miễn nhiễm với Virus, trừ bố em kì quá, đã cài Linux mà cứ "dù gì thì trong 100% thì có 0,1% là sẽ bị nhiễm virus, vì vậy cài thêm vài cái cho an toàn, mày còn nhớ ngày xưa nhiễm kavo khổ thế nào ko?". Mà các bác ơi, kavo cùng lắm nhiễm vào Wine thôi, đúng không.

Mấy cái Antivirus trên em cài hết vào rồi, cài vào rồi gỡ ra.... Giờ không biết cố định lại ở ClamTk không đây... Nhưng em thấy tình hình không sáng sủa cho lắm, tại cái thằng ClamTk này scan chậm quá, nó scan cả hệ thống hết 8 tiếng, trong khi cả ổ cứng em 80 GB... Ngày xưa BitDef quét có 1 tiếng là cùng, mà lần nào cũng vác ra 2, 3 chục con...

Tóm tắt lại sau khi dùng qua cả 3 chương trình Antivirus trên, em có nhận xét (những nhận xét tâm huyết vàng ngọc của em đó, đúc kết sau hàng trăm Megabyte download về, đổi ra tiền VND chắc cũng 15 - 20 k) như sau:

1/AVG:
- Dung lượng quá cao, tải về 45 MB (chưa kể upload lên máy chủ của nó), cài xong vụt lên 91 MB (khiếp)
- Giao diện được, hơi khó quản lí và config, lắm chuyện (hay báo lỗi, pop-up tùm lum)
- Tốc độ Scan: rất nhanh, không có tuỳ chọn khi quét :evil:
- Tốn trung bình 25 Mb Ram khi quét
- Update: khó khăn, phải vào Terminal gõ "sudo avgupdate -o" nó mới chịu, nhưng tốc độ update nhanh
- Chất lượng: giống BKAV đó, báo vài ba con Virus trong Wine mà chả chịu diệt, chỉ Infect thôi... Chán :D
- Cơ sở dữ liệu (không bít bao nhiêu, mà quét ra được có vài con nhép)
Thật lạ, phiên bản AVG cho Window tốt bao nhiêu thì phiên bản cho Linux bèo bọt bấy nhiêu...

2/ ClamTk:
- Dung lượng: khá nhẹ, chỉ 13 MB, cài xong bao nhiêu thì em không bít.
- Giao diện: cũng tạm, đơn giản, quản lí cực kì dễ dàng, tuy vậy lại không có... Help, thậm chí Readme cũng... không có
- Tốc độ Scan: siêu lâu, cho quét nguyên hệ thống hết 9 tiếng (đó là cho quét các file ẩn và không giới hạn dung lượng)
- Tốn trung bình 10-15 Mb Ram khi chạy nền, còn khi quét là 70 MB (bằng BKAV)
- Update: dễ dàng, nhanh gọn.
- Chất lượng: rất tốt, file nào có Virus nó cho vào Quarantine ngay.
- Cơ sở dữ liệu 376.896 Signs (số liệu chính xác đến ngayd 29/7), tuy không bằng BitDef ~ 1.200.000 Signs :mrgreen:. Nhưng được cái cập nhật rất nhanh, một ngày nó phải cập nhật 1000 con mới. Đến ngày 1/8, số con là 380437 con.

3/ Avast:
- Dung lượng 10 Mb khi tải, cài lên có 23 MB, nhẹ nhất.
- Giao diện: giống Window 95 ấy, xấu TÀN BẠO (thiết kế cho Linux và Unix mà), tuy vậy quản lí dễ dàng
- Tốc độ Scan: 4 tiếng, có nhiều tùy chọn quét
- Tốn trung bình 30 MB khi quét
- Update: CỰC KÌ TỆ HẠI, không giống Avast cho Window, nổi tiếng nhất về chế độ auto-update dễ dàng, phiên bản Avast cho Linux lại tải các file update offline về máy, mà file não cũng 17 MB, nên rất lãng phí. Em bỏ Avast là vì thế đó.
- Chất lượng: tạm được, tuy không tìm ra nhiều, nhưng tìm đến đâu diệt đến đây => Tốt
- Cơ sở dữ liệu: có ~ 220.000 Signs ah.

4/ F-Prot Antivirus (phiên bản cho Linux)
Cái này thì em tải trên mạng về
- Dung lưọng: 6 MB (nhẹ nhỉ)
- Các mục kia chưa biết, vì lúc cài máy đứng, khởi động lại thì cái thằng F-Prot nó làm lỗi cả Synaptic lẫn Add/Remove, bị lỗi dpkb gì gì đó, phải vào Recovery Mode sửa, chứ không phải cài laị Ubuntu rồi...

5/ BKAV (chạy nền Wine)
- Dung lượng 8 MB
- Giao diện chắc ai cũng biết: Xấu hoắc
- Scan hệ thống hết 7 tiếng
- Tốn 70 MB khi quét, lúc xài nó phải tắt FireFox
- Update: khỏi nói
- Chất lượng: khỏi nói, cài làm cảnh chơi, nó bắt hết micro của OpenOffice... hic :mrgreen:
- Cơ sở dữ liệu: ai mà biết!

Trong 5 cái trên em thấy ClamTK tạm nhất, nhưng thiết nghĩ nhà sản xuất nên tăng tốc quét cho nó, nếu muốn ClamAV trở nến thông dụng (theo như em bít thì ClamAV là một bot Antivirus mã nguồn mở, nhưng dùng dòng lệnh nên khó sử dụng (em đụng đến dòng lệnh thì coi như chết chắc), vì vậy một số phần mềm đã thiết kế GUI cho nó, ví dụ ở Window là ClamWin, ở Linux và Unix là ClamTk)...

mình đã biên dịch xong avg7.5 chạy trên ubuntu 64 bit.
Bạn nào có nhu cầu có thể tải về từ :
http://www.mediafire.com/download.php?u2fnqwu3mwg
tải xong các bạn cứ nhấp đôi chuột rồi cài đặt bình thường, sau đó nhớ update cơ sở dữ liệu cho nó nhé.
Hình đại diện của thành viên
thientuyettinh
 
Bài viết: 450
Ngày tham gia: Thứ 3 22 Tháng 4, 2008 11:02 pm


Quay về Linux - Unix

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron