Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Phương pháp triển khai lắp đặt WIRELESS ACCESS POINT

Phương pháp triển khai lắp đặt WIRELESS ACCESS POINT

Gửi bàigửi bởi sunflower » Thứ 4 27 Tháng 8, 2008 5:39 pm

Trong quá triển khai mạng không dây, việc xác định vị trí và lắp đặt Wireless Access Point (AP) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ và sự ổn định của mạng. Nó không giống như chúng ta triển khai một mạng LAN thông thường vì công nghệ không dây truyền tín hiệu dựa trên sự truyền phát tín hiệu radio.



Mặt khác tín hiệu radio là loại tín hiệu có thể bị cản trở, phản hồi, bị chặn hoặc bị nhiễu bởi các vật cản như tường, trần nhà …
Việc này làm cho quá trình kết nối bị gián đoạn khi người sử dụng di chuyển trong phạm vị phủ sóng của mạng. Qua bài viết này bạn có thể nắm bắt sơ qua các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông trong mạng, từ đó tìm ra phương thức triển khai lắp đặt AP một cách tốt nhất.

1. Xem xét trước khi thiết kế

a. Các yêu cầu về AP

Xác định các yêu cầu cần thiết cho các AP trước khi bạn quyết định mua và lắp đặt nó vào hệ thống.

+ 802.1X và RADIUS (Remote Authentication Dial-In User):

Để an toàn cho truyền thông không dây cho các tổ chức và các nhà cung cấp dịch vụ không dây công cộng thì AP cần phải hỗ trợ chuẩn IEEE 802.1X cho chứng thực kết nối không dây và sự chứng thực (Authentication), cấp phép (Authorization) và kế toán (Accounting) sử dụng các RADIUS server.

Đối với các AP sử dụng trong văn phòng nhỏ hoặc gia đình thì có thể không cần hỗ trợ 8020.1X và RADIUS.

+ WPA: (Wi-Fi Protect Access)

Để cung cấp mức bảo mật cao trong việc mã hóa và toàn vẹn dữ liệu và thay thế cho mã hóa WEP (Wired Equivalent Privacy) đã trở lên yếu kém, các AP cần phải hỗ trợ chuẩn WPA mới.
Đối với các văn phòng nhỏ và gia đình, WPA cũng cung cấp một phương pháp chứng thực an toàn hơn mà không yêu cầu một RADIUS server.

+ 802.11a, b, g:

Tùy thuộc vào ngân sách cung cấp cho việc lắp đặt mạng mà bạn có thể sử dụng các AP có tốc độ khác, có thể cần AP hỗ trợ 802.11b (tối đa 11 Mbps) có giá thấp hay các AP hỗ trợ chuẩn 802.11a (tối đa 54) có giá cao hơn, 802.11g (tối đa 54 Mbps) hoặc sử dụng kết hợp các chuẩn trên.

+ Cấu hình trước và cấu hình từ xa các cho các AP:

Việc cấu AP trước khi lắp đặt chúng giúp tăng tốc độ của quá trình triển khai và tiết kiệm sức lao động. Chúng ta có thể cấu hình trước các AP bằng cách sử dụng cổng giao tiếp, Telnet hoặc Web server được tích hợp trong AP.

Nếu bạn không thực hiện cấu hình trước các AP thì chí ít bạn cũng phải chắc chắn rằng chúng có thể cấu hình từ xa bằng công cụ của nhà cung cấp, vì nếu khi lắp đặt xong mà bạn không để truy cập từ xa để cấu hình chúng thì điều đó thực sự là một thảm họa.

+ Các kiểu ăng-ten:

Bạn cần phải tìm hiều xem AP đó có hỗ trợ nhiều loại antena khác nhau hay không?. Ví dụ, trong 1 tòa nhà nhiều tầng, một AP với ăng-ten đẳng hướng truyền phát tín hiệu như nhau theo tất cả các phương hướng trừ phương thẳng đứng có thể làm việc tốt nhất.

Để biết được AP có hỗ trợ những loại antena nào thì cần xem hướng dẫn đi kèm AP.

b. Tách kênh

Nếu bạn cấu hình hoạt động AP ở một kênh cụ thể thìcard mạng không dây sẽ tự động cấu hình chính nó theo kênh của AP với tín hiệu mạnh nhất. Do vậy, để giảm bớt giao thoa giữa các AP chuẩn 802.11b, chúng ta phải cấu hình cho mỗi AP có vùng phủ sóng chồng lên nhau ở một kênh riêng biệt. Trong AP đã cung cấp sẵn cho chúng ta 15 kênh.

Để ngăn tín hiệu từ các AP liền kề xen vào với nhau, phải đặt số kênh của chúng cách nhau ít nhất là 5 kênh. Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 3 kênh là 1, 6 hoặc 11. Nếu không dùng đến 3 kênh trên thì bạn phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các kênh là 5 kênh.

Ví dụ: 1, 6, 1, 6, 11, 6 là các số hiệu kênh

c. Xác đinh các vật cản xung quanh.

Việc lựa chọn vị trí đặt AP phụ thuộc vào cấu trúc của tòa nhà, các vật cản…Việc thay đổi truyền phát tín hiệu làm biến dạng vùng thể tích phạm vi lý tưởng qua việc ngăn chặn, phản hồi & suy giảm tần số radio (giảm cường độ tín hiệu) có thể ảnh hưởng đến cách bạn triển khai AP. Các vật kim loại trong 1 tòa nhà hoặc được dùng trong xây dựng của 1 tòa nhà có thể ảnh hưởng đến tín hiệu không dây. Ví dụ:

· Xà nhà

· Cáp thang máy

· thép trong bê tông

· Các ống thông gió, điều hòa nhiệt độ và điều hòa không khí

· Dây lưới đỡ thạch cao hoặc vữa trên tường

· Tường chứa kim loại, các khối xỉ than, bê tông

· Bàn kim loại, bể cá, hoặc các loại thiết bị kim loại lớn khác


d. Xác định các nguồn giao thoa

Bất cứ thiết bị nào hoạt động trên các tần số giống như các thiết bị mạng không dây của bạn (trong băng S dải tần ISM hoạt động trong dải tần số từ 2.4GHz đến 2.5Ghz, hoặc băng C hoạt động trong dải tần số từ 5.725GHz đến 5.875GHz) đều có thể bị nhiễu tín hiệu. Các nguồn giao thoa cũng làm biến dạng 1 vùng thể tích phạm vi lý tưởng của AP. Vì vậy ta cần lựa chọn vị trí đặt AP cách xa các nguồn giao thoa này.

Các thiết bị hoạt động trong băng C dải tần ISM bao gồm:

· Các thiết bị cho phép dùng bluetooth

· Lò vi sóng

· Phone 2.4GHz

· Camera không dây

· Các thiết bị y học

· Động cơ thang máy

e. Xác định số lượng AP

Để xác định số AP để triển khai, hãy theo các nguyên tắc chỉ dẫn sau

· Phải có đủ AP để đảm bảo những người dùng không dây có đủ cường độ tín hiệu từ bất cứ đâu trong vùng thể tích phạm vi. Các AP điển hình sử dụng ăng-ten đẳng hướng phát ra 1 vùng tín hiệu hình tròn phẳng thẳng đứng lan truyền giữa các tầng của tòa nhà. Điển hình, AP có phạm vi trong nhà trong vòng bán kính 200 foot. Phải có đủ AP để đảm bảo rằng tín hiệu chồng lên nhau giữa các AP.

· Xác định số lượng lớn nhất những người dùng không dây cùng lúc trên 1 vùng fạm vi.

· Đánh giá lưu lượng dữ liệu mà trung bình người dùng không dây thường yêu cầu. Nếu cần thì tăng thêm số AP, điều đó sẽ:

- Cải thiện khả năng băng thông mạng máy khách không dây.

- Tăng số lượng người dùng không dây được hỗ trợ trong vùng phạm vi.

· Dựa trên toàn bộ lưu lượng dữ liệu của tất cả người dùng, xác định số người dùng mà bạn có thể kết nối họ tới 1 AP. Hãy hiểu biết rõ về lưu lượng trước khi triển khai hoặc thay đổi mạng. Vài nhà cung cấp không dây cung cấp 1 công cụ mô phỏng chuẩn 802.11 mà bạn có thể sử dụng để làm mẫu sự lưu chuyển trong mạng và xem mức lưu lượng dưới nhiều điều kiện.

· Hãy đảm bảo sự dư thừa trong trường hợp 1 AP bị lỗi.

2. Triển khai AP

Điều quan trọng trong việc triển khai lắp đặt AP là lắp đặt các AP sao cho phải đủ gần nhau để cung cấp phạm vi rộng nhưng phải đủ xa để các AP không gây nhiễu lần nhau. Khoảng cách thực tế giữa 2 AP bất kỳ phụ thuộc vào sự kết hợp của kiểu AP (kiểu ăng-ten của AP và cấu trúc xây dựng của tòa nhà) cũng như các nguồn làm giảm, chặn và phản hồi tín hiệu.

Bạn nên cố gắng giữ tỉ lệ trung bình tốt nhất giữa các máy trạm tới AP, tức là không để một AP phục vụ quá nhiều máy trạm còn một AP lại phục vụ một vài máy trạm vì lượng trung bình người dùng kết nối tới một AP càng lớn thì hiệu quả truyền dữ liệu càng thấp. Quá nhiều máy khách sử dụng cùng 1 AP sẽ làm giảm lưu lượng mạng, hiệu quả và băng thông cho mỗi máy khách.

Bằng cách tăng thêm số AP giúp tăng thêm lưu lượng và giảm tải cho mạng. Để tăng thêm số AP tỉ lệ với số máy khách thì cần phải tăng số AP trong 1 vùng thể tích phạm vi đã cho.

Để triển khai AP của bạn, hãy làm theo các bước sau:

· Phân tích vị trí các AP dựa trên sơ đồ tòa nhà.

· Lắp đặt tạm thời các AP.

· Phân tích cường độ tín hiệu trên tất cả các vùng.

· Tái định vị các AP.

· Xác định vùng thể tích phạm vi.

· Cập nhật các bản vẽ kiến trúc của mạng để đối chiếu số lượng và vị trí cuối cùng của các AP.

Các bước này được đề cập chi tiết hơn trong các mục sau:

Phân tích các vị trí đặt AP

Vẽ phác thảo kiến trúc cho mỗi tầng của tòa. Trên bản vẽ cho mỗi tầng, xác định các văn phòng, các phòng hội nghị, hành lang hoặc các nơi khác mà bạn muốn cung cấp truy cập không dây.

Trên bản kế hoạch hãy ghi rõ các thiết bị gây nhiễu và đánh dấu các vật liệu xây dựng tòa nhà hoặc các vật có thể làm giảm, phản hồi hoặc chặn các tín hiệu không dây. Sau đó chỉ rõ vị trí các AP mà mỗi AP cách AP liền kề không quá 60m.

Sau khi xác định các vị trí của các AP, bạn phải xác định các kênh của chúng sau đó gán số hiệu kênh cho mỗi AP.

Để chọn kênh cho các AP:

Để chọn kênh cho các AP ta thực hiện các công việc sau:

· Xác định xem có mạng không dây nào ở gần không để xác định số hiệu kênh và nơi đặt AP của họ. Điều đó giúp ta triển khai các AP của mình mà không sợ bị nhiễu do trùng kênh.

· Các AP đặt gần nhau trên các tầng khác nhau phải được gán các sao cho các kênh của chúng không bị chồng lên nhau.

· Sau khi xác định vùng thể tích không gian chồng lên nhau trong và ngoài mạng, hãy gán các số hiệu kênh cho các AP.

Để gán số hiệu kênh cho các AP:

Để gán số hiệu kênh cho các AP ta thực hiện các công việc sau:

· Gán kênh 1 cho AP đầu tiên.

· Gán kênh 6 và 11 cho 2 AP có vùng thể tích phạm vi chồng lên vùng thể tích phạm vi của AP đầu tiên, và phải đảm bảo các AP đó không gây nhiễu lẫn nhau vì cùng kênh.

· Tiếp tục gán số hiệu kênh cho các AP khác sao cho 2 AP bất kỳ với phạm vi chồng lên nhau được gán các số hiệu kênh khác nhau.

Lắp đặt tạm thời các AP:

Lắp đặt dựa vào các vị trí, các cấu hình kênh đã được ghi trong bản kế hoạch và các phân tích cơ bản về vị trí của các AP.

Khảo sát vị trí

Ta có thể thực hiện khảo sát vị trí bằng cách đi quanh tòa nhà và các tầng của nó với một chiếc máy sách tay hỗ trợ không dây 802.11 và phần mềm khảo sát vị trí.

Xác định cường độ tín hiệu và tốc độ truyền của vùng thể tích phạm vi cho mỗi AP được cài đặt.

Tái định vị các AP - các nguồn làm suy giảm hoặc giao thoa:

Tại những vị trí có cường độ tín hiệu yếu, bạn có thể thực hiện những điều chỉnh sau đây để cải thiện tín hiệu:

· Đặt cố định các AP đã được cài đặt tạm để làm tăng cường độ tín hiệu cho vùng thể tích phạm vi đó.

· Đặt lại hoặc loại bỏ các thiết bị gây nhiễu (bluetooth, lò vi sóng)

· Đặt lại hoặc loại bỏ các vật kim loại gẫy nhiễu (tủ hồ sơ, các thiết bị hoặc dụng cụ)

· Thêm nhiều AP hơn để bù cho cường độ tín hiệu yếu. (Nếu thêm AP, có thể bạn phải thay đổi số hiệu kênh của các AP liền kề nhau)

· Mua các ăng-ten phù hợp với các yêu cầu cơ sở hạ tầng của tòa nhà. Ví dụ để loại bỏ giao thoa giữa các AP đặt trên các tầng gần nhau trong tòa nhà, bạn có thể mua các ăng-ten định hướng để tăng phạm vi nằm ngang và giảm phạm vi thẳng đứng.

Xác minh vùng thể tích phạm vi:

Khảo sát các vị trí khác để giúp loại trừ các vị trí có cường độ tín hiệu yếu.

Cập nhật kế hoạch:

Cập nhật các bản vẽ kiến trúc để đối chiếu số lượng và vị trí cuối cùng của các AP. Chỉ rõ ranh giới vùng thể tích phạm vi cho mỗi AP nơi tốc độ truyền dữ liệu thay đổi.

Kết luận

Trước khi triển khai AP, bạn hãy xem xét các yêu cầu về AP,việc tách kênh, các thay đổi truyền phát tín hiệu, các nguồn giao thoa (nguồn gây nhiễu), số lượng AP cần thiết tương ứng với phạm vi không dây, băng thông, và các yêu cầu dự trữ.

Để triển khai AP, hãy ước lượng các vị trí AP dựa trên sơ đồ tòa nhà và các kiến thức về sự thay đổi truyền phát tín hiệu và các nguồn giao thoa (nguồn nhiễu). Cài đặt các AP tại các vị trí tạm và thực hiện khảo sát vị trí (lưu ý các vùng bị thiếu phạm vi). Thay đổi vị trí các AP, các thay đổi truyền phát tín hiệu hoặc các nguồn giao thoa và xác minh phạm vi bằng cách thực hiện khảo sát vị trí bổ sung. Sau khi xác định các vị trí cuối cùng của các AP.

Theo quantrimang.com
sunflower
 
Bài viết: 315
Ngày tham gia: Thứ 6 13 Tháng 6, 2008 1:33 pm

Re: Phương pháp triển khai lắp đặt WIRELESS ACCESS POINT

Gửi bàigửi bởi MAIDINHDONGTH » Thứ 7 13 Tháng 9, 2008 10:41 am

Hướng dẫn cài đặt Modem SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL (đây là bài của tôi có gì sai sót các pác chỉ cho em nha :? )


Hướng dẫn cài đặt Modem SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL

Lắp đặt SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL:
Có hai cách gắn Router SpeedTouch 530:

Cách thứ nhất: gắn qua cổng USB vào máy tính của bạn:


Cách thứ hai : gắn qua cổng RJ45 vào Hub/Switch.


Ghi chú : Cổng RJ45 có hai đèn tín hiệu đèn bên trái (Nếu sáng, báo hiệu có gắn vào mạng LAN. Nếu tắt, không có gắn vào mạng LAN). Đèn bên tay phải (Nếu sáng, báo hiệu bạn đang dùng mạng 100 Mbps. Nếu tắt, báo hiệu bạn đang dùng mạng 10 Mbps).
Tùy theo cấu hình máy tính của bạn mà bạn chọn kiểu gắn Router cho phù hợp, bạn có thể dùng một trong hai kiểu gắn trên hoặc dùng cả hai kiểu gắn trên cùng lúc. Nếu bạn dùng cách gắn thứ nhất, trong quá trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn cài Driver cho Router SpeedTouch 530.

III. Cấu hình SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL:

Cài đặt driver SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL:

Bước 1: Gắn Router SpeedTouch 530 vào máy tính qua dây cable USB kèm theo.
Bước 2: Cắm nguồn điện cho Router SpeedTouch 530, kế đến bạn bấm vào nút Power của Router
Bước 3: Hệ điều hành Windows sẽ nhận diện ra Router SpeedTouch 530 và yêu cầu bạn cài đặt driver cho Router, chỉ đường dẫn chứa driver của Router SpeedTouch 530 trong đĩa CD-Rom kèm theo. Ghi chú:
Đối Win2000, WinXP sẽ nhận diện ra Router mới gắn vào cổng USB, đối với Win9X/Me/NT bạn phải vào Control Panel/Add New Hardware để cài đặt Router .

Nếu bạn chỉ cắm dây cable mạng đầu RJ45 từ Router vào Hub/Switch thì bạn không cần cài driver cho Router, trong quá trình cài đặt kết nối sẽ dò tìm ra Router và bạn theo các bước để hòan tất quá trình cài đặt kết nối Internet.

Bạn cũng có thể chạy tập tin setup.exe trong CD-Rom kèm theo và theo các bước cho đến khi hòan tất quá trình cài đặt driver cho Router SpeedTouch 530.

Cài đặt kết nối cho SpeedTouch Router 530 Multi-Gateways ADSL:

Bước 1: Cắm dây cable USB từ Router SpeedTouch 530 vào máy tính (hoặc cắm dây cable mạng đầu RJ45 từ Router vào Hub/Switch), cắm dây nguồn và bật nguồn Router SpeedTouch 530 lên sau đó kiểm tra đèn tín hiệu nguồn.
Bước 2: Cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 của Router SpeedTouch 530 và kiểm tra đèn tín hiệu DSL/Wan.

Bước 3: Đặt đĩa CD-Rom kèm theo vào ổ đĩa CD-Rom, mặc nhiên sẽ chạy tập tin autorun, một trình đơn xuất hiện. Nếu máy tính của bạn không autorun CD-Rom, bạn vào My Computer và nhấp đúp vào biểu tượng ổ đĩa CD-Rom và chạy tập tin menu.exe sẽ xuất hiện một trình đơn kế đến bạn nhấp vào menu SpeedTouch Setup.


Bước 4: Cửa sổ Welcome to the SpeedTouch Setup Wizard xuất hiện nhấp vào nút Next để tiếp tục


Bước 5: cửa sổ Software License Agreement for SpeedTouch Setup Wizard hiện lên nhấp vào nút Yes để đồng ý


Bước 6: cửa sổ SpeedTouch Detection xuất hiện, quá trình cài đặt sẽ kiểm tra và tìm kiếm Router. Nếu bạn đã cài đặt driver Router SpeedTouch 530, quá trình cài đặt sẽ tiếp tục sang bước 7. (Nếu bạn chưa cài driver Router, máy tính sẽ yêu cầu bạn chỉ đường dẫn driver Router SpeedTouch 530 để cài đặt driver).



Bước 7: Sau khi tìm ra Router SpeedTouch 530 sẽ hiện một cửa sổ Detected Device, thông báo về Router SpeedTouch 530 Nếu bạn có nhiều Router ADSL gắn trong mạng LAN quá trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn chọn một trong những Router đã tìm được. Kế đến bạn nhấp vào nút Next để tiếp tục cài đặt.



Bước 8: cửa sổ Service Provider xuất hiện tại Provider bạn chọn vào Advanced , tại Service bạn chọn Routed PPP DHCP - NAT, sau đó nhấp vào nút Next.



Bước 9: Lúc này sẽ hiện lên một màn hình và một danh sách VPI/VCI, mặc nhiên là 8/35 bạn cần thay đổi thông số này (0/35), bạn nhấp vào nút Next để tiếp tục



Bước 10: màn hình PPP Service xuất hiện, tại PPP type chọn pppoe, tại Encapsulation chọn llc, tại User Name và Password nhập User Name và Password của nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp cho bạn, tiếp tục cài đặt nhấp vào nút Next


Bước 11: màn hình SpeedTouch security xuất hiện yêu cầu bạn nhập User Name và Password cho Router SpeedTouch 530, đây là tài khoản do tự đặt để vào cấu hình Router. Bạn nên đặt User Name và Password cho riêng bạn, Để tiếp tục cài đặt nhấp vào nút Next



Bước 12: màn hình Start configurating hiện lên cho bạn xem cấu hình của Router và máy tính, bạn nhấp vào nút Next để tiếp tục cài đặt



Bước 13: Chờ cho quá trình cài đặt ghi lại các cấu hình vào Router SpeedTouch 530 và sau đó nhấp vào nút Next



Bước 14: Bạn nhấp vào nút Finish hoàn tất quá trình cài đặt, đã sẵn sàng kết nối vào Internet. xem cấu hình mở Internet Explorer sau đó gõ địa chỉ: http://10.0.0.138. Nếu đặt User Name và Password của Router, Router sẽ yêu cầu nhập vào mới cho phép bạn vào xem và cấu hình lại Router.



Bước 15 (tuỳ chọn): Cấu hình Router SpeedTouch 530 để dùng chung Internet trong mạng LAN

Cấu hình cho Router SpeedTouch 530: Sau khi đã cài đặt driver và phần mềm quản lý Router, bạn vào cấu hình để dùng Internet qua router SpeedTouch 530 theo địa chỉ http://10.0.0.138

Cấu hình lại Router: mở Internet Explorer và nhập địa chỉ: http://10.0.0.138 , Nhấp vào menu Basic và chọn vào System Info, tại Diagnostic nếu phần Test và Result hiện lên dấu (v) thì báo hiệu Router tốt , nếu một trong 3 phần Test cho ra Result (x) thì bạn nên kiểm tra lại.

Test
Result
Diễn giải

System self test
V
Router kiểm tra thiết bị tốt

X
Router kiểm tra thiết bị, bị lỗi

Lan (Ethernet or USB)
V
Có nối với mạng LAN hoặc cổng USB kiểm tra tốt

X
Chưa gắn vào cổng USB hoặc mạng LAN hoặc cổng USB/LAN, bị lỗi.

DSL
V
Đã cắm line ADSL và sẵn sàng kết nối Internet

X
Line ADSL bị lỗi hoặc bạn chưa cắm line ADSL hoặc bạn chưa đăng ký ADSL.





Xem tình trạng kết nối và chỉnh lại User Name và Password kết nối Internet.
Nhấp Basic và chọn menu Connect, bạn sẽ thấy được User Name, nếu bạn có lưu Password thì bạn sẽ thấy được những dấu sao (*). Bạn để ý bên trên thấy Link là connected và State là up nghĩa là bạn đang kết nối với Internet. Nếu bạn muốn thay đổi User Name và Password kết nối Internet, bạn nhấp vào nút Disconnect. Lúc này tại State sẽ là down và nút Disconnect sẽ là Connect bạn nhập User Name và Password mới sau đó nhấp vào nút Connect và quan sát State nếu hiện lên up thì User Name và Password mới đã có hiệu lực còn không (down) bạn thực hiện lại hoặc gọi nhà cung cấp. Sau khi đã thao tác xong bạn đừng quên nhấp vào nút Save ALL ở góc trái của màn hình cấu hình Router để lưu lại cấu hình mới cho Router.



Chỉnh lại Password Router.
Nhấp Basic và chọn menu System Password, nhập Password mới và nhập một lần nữa để xác nhận sau đó nhấn nút Apply. tiếp theo nhấp vào nút Save ALL để ghi lại cấu hình.



Bước 16 (thuỳ chọn): Cấu hình dùng chung Internet trong mạng LAN
Mở Internet Explorer và nhập địa chỉ: http://10.0.0.138



Chọn Advanced sau đó chọn Static Routing và nhấp vào nút New điền vào địa chỉ IP mà bạn muốn chỉ định làm một gateway mới.

Ví dụ: Hiện tại trong mạng LAN cuả bạn đang được thiết lập và cấu hình với địa chỉ IP lớp C là: 192.168.0.0 với Subnetmask là: 255.255.255.0 và bạn muốn chỉ định một gateway cho mạng này là 192.168.0.254 như vậy bạn phải gán thêm trong router một gateway mới với địa chỉ là: 192.168.0.254/24

Bước 17 (tuỳ chọn): Đưa Router SpeedTouch 530 về chuẩn nhà sản xuất

Các thông số mặc nhiên của nhà sản xuất:

Cấu hình mặc nhiên địa chỉ IP:
IP address: 10.0.0.138
Auto IP address
VPI*VCI=0*35
System Password (mật khẩu để vào cấu hình Router SpeedTouch 530) : mặc nhiên là không gán password
DHCP Server: disable
DNS Server : disable
Master Firewall: enable

Để định lại cấu hình mặc nhiên của nhà sản xuất bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: cắm nguồn cho Router SpeedTouch 530 và bạn quan sát thấy đèn nguồn đang tắt.
Bước 2: Nhấn nút nguồn của Router SpeedTouch 530 (giữ khoảng 1 giây).
Bước 3: Bạn quan sát thấy đèn tín hiệu nguồn trên Router SpeedTouch 530 nhấp nháy, bạn nhấn nút nguồn của Router SpeedTouch 530 một lần nữa (giữ khoảng 1 giây).
Bước 4: Lúc này đèn nguồn của Router SpeedTouch 530 sẽ hết nhấp nháy và chuyển sang màu xanh, bạn chờ khoảng 6 giây đèn nguồn của Router SpeedTouch 530 sẽ tiếp tục nhấp nháy, bạn nhấn vào nút nguồn của Router SpeedTouch 530 một lần nữa (giữ khoảng 1 giây).
Bước 5: Lúc này tất cả các đèn tín hiệu sẽ lóe lên màu xanh và bây giờ Router SpeedTouch 530 của bạn đã được reset về cấu hình mặc nhiên của nhà sản xuất.

Thiết Lập Web Server Trên Windows


Hiện nay có rất nhiều bạn có nhu cầu học về lập trình web. Do chưa biết cách cài đặt web server trên máy của mình nên các bạn thường phải viết trên máy, sau đó upload lên một web server nào đó.


Việc này rất tốn tjời gian, tiền bạc, gây khó khăn cho người lập trình. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cài một web server cùng với một số công cụ hỗ trợ khác lên máy tính của mình.

CÀI ĐẶT WEB SERVER

Web server phổ biến nhất hiện nay là Apache, hiện chiếm khoảng gần 60% thị trường máy chủ Web trên thế giới. Trước tiên các bạn hãy lên trang http://www.apache.org/dist/httpd/binaries/win32/ để tải xuống (download) Apache. Nếu trên máy đã có Windown Installer (WinME, Win2k, XP) thì cac bạn nên download file .msi, còn nếu không thì hãy download file .exe (dung lượng lớn hơn). Quá trình cài đặt rất đơn giản, bạn chỉ cần chạy file vừa download về, chấp nhận các thiết lập mặt định. Sau khi cài xong, mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ để kiểm tra. Nếu mọi việc suôn sẻ thì bạn sẽ thấy một trang web thông báo rằng bạn đã cài Apache thành công.

Để thay thế trang web mặc định đó bằng trang web của mình, bạn cần phải sửa file cấu hình của Apache (mặc định là C:Program FilesApache GroupApacheconfhttpd.conf ). Mở file này, tìm đến dòng chứa lệnh DocumentRoot, hãy thay tham số trên bằng thư mục sẽ chứa các trang web của bạn. Ví dụ: DocumentRoot "C:/myweb". Chú ý: Đối với các đường dẫn trong Apache bạn nên dùng dấu "/", còn nếu bạn muốn dùng dấu "" thì phải gõ dấu này hai lần, ví dụ C:myweb.

Khởi động lại Apache. Nếu bạn cài Apache trên Windows họ NT (NT 4.0, Win2000, WinXP) Apache có cung cấp shortcut để khởi động lại nó, còn nếu cài trên Win9x, Me thì bạn cần đóng cửa sổ Apache và sau đó chạy lại.

PHP VÀ MYSQL

Cùng với Apache, PHP và MySQL đã trở thành chuẩn trên các máy chủ Web. Rất nhiều phần mềm web mạnh sử dụng PHP và MySQL (vBulletin, PHP Nuke, PostNuke). vì thế khi cài Apache, bạn cũng nên cài luôn cả hai công cụ này để tiện cho việc lập trình.

PHP VÀ MYSQL LÀ GÌ

PHP là một ngôn ngữ lập trình cho web server. Điều này có nghĩa là các PHP scripts sẽ được chạy trên server và chỉ có kết quả dưới dạng mã HTML là được trả về cho client. PHP có cú pháp tương tự C/C++, rất dễ học và chạy nhanh.

MySQL là một database server có tốc độ nhanh hiện nay, thường được sử dụng chung với PHP trong các trang web cần sử dụng đến cơ sở dữ liệu.

CÀI ĐẶT PHP VÀ MYSQL

Trước hết bạn phải lên các trang http://www.php.net/downloads.phphttp://www.mysql.com/download/ để download các phiên bản cho windowns của PHP và MySQL.

Với MySQL, chỉ cần download file .zip, giải nén và chạy trình setup. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật mã mà bạn muôn thiết lập cho người quản trị MySQL. Vì là người dùng cá nhân nên bạn có thể không cần đặt mật mã. Username của người quản trị sẽ là root, địa chỉ của Database server là localhost (bạn sẽ cần những thông tin này khi cài đặt các Web Application có sử dụng MySQL).

Còn với PHP, việc cài đặt phức tạp hơn một chút. Bạn cần phải download file.zip. giải nén nó vào đâu đó, ví dụ C:PHP.

Bạn cần chèn những dòng sau vào file cấu hình của Apache để setup PHP ở chế độ CGI:

- ScriptAlias/php/"c:/php"
- AddType application/x-httpd-php .php .phtml
- Action application/x-httpd-php"/php/php.exe"

Nếu bạn muốn sử dụng PHP như là một module của Apache, bạn nên chuyển file php4ts.dll sang thư mục windows/system (với win9x/Me/XP) hoặc winnt/system32 (với windowns NT/2000). Sau đó bạn có thể thêm các dòng sau vào file cấu hình của Apache:

- LoadMoule php4_module c:/php/sapi/php4apache.dll
- AddType application/x-httpd-php .php .phtml

Nhớ khởi động lại Apache server.

CÀI ĐẶT PERL

Perl là một ngôn ngữ lập trình đa dụng, đã có lịch sử lâu đời. Perl rất phổ biến trong thế giới Unix/Linux. hiện nay Perl cũng được dùng rất nhiều cho việc lập trình web, Perl không chỉ chạy trên Unix/Linux mà còn trên cả windows nữa.

Trong lập trình web, perl thường được dùng với giao thức CGI (Common Gateway Interface) vì thế nó còn được gọi là CGI - Perl. Cũng như PHP, CGI - Perl là ngôn ngữ ở phía server. Nó được chạy trên server, chỉ có kết quả dạng HTML được trả về cho người dùng. Vì thế người truy nhập trang web không cần phải có perl trên máy, mà chỉ cần trình duyệt là đủ.

Trình dịch perl phổ biến trên Windown hiện nay là ActivePerl. Bạn hãy download ActivePerl về và cài đặt vào máy.

Để ActivePerl làm việc được với Apache, bạn cần thực hiện tiếp một số bước sau:

Nếu bạn muốn tât cả các file perl scripts của mình trong một thư mục, hãy thêm dòng sau vào trong file cấu hình của Apache (bạn có thể dùng bất cứ thư mục đã tồn tại nào).

ScriptAlias/cgi-bin/"C:/myweb/cgi-bin/"

Bất cứ file nào đặt trong thư mục C:/myweb/cgi-bin/ (và các thư mục con của nó ) sẽ được coi là CGI script. các file CGI cũng cần phải thiết lập đường dẫn chính xác đến trình dịch Perl. Apache mô phỏng cú pháp của Unix, bởi vậy bạn cần đặt một dòng như sau vào dong đầu tiên của file CGI cần chạy.

#!C:/perl/bin/perl.exe

Hãy thay đường dẫn ở trên bằng đường dẫn đến trình dịch perl của bạn.

Còn nếu bạn muốn thực hiện các perl scrípt dựa theo phần tên mở rộng của nó hãy thêm dòng sau vào file cấu hình:

AddHandler cgi-script cgi pl

Mặc định thì các thư mục chưa có quyền thực hiện các file CGI, bạn cần thêm dòng sau vào file cấu hình;

<Directory C:/myweb>
Option Indexs FollowSymlinks + ExecCGI
</Directory>

C:myweb là thư mục Web gốc của bạn (được đặt bằng chỉ thị DocumentRoot trong file cấu hình Apache). Nếu bạn đặt thư mục khác thì hãy thay đường dẫn tương ứng vào chỉ thị Directory ở trên.

KẾT LUẬN

Bây giờ thì bạn đã có một web server đầy đủ chức năng của riêng mình và có thể viết các ứng dụng web bằng PHP hay CGI-Perl ngay trên máy chủ của mình. Chúc các bạn lập trình vui vẻ
Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP

Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant

Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi

Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi Platform.
Hình đại diện của thành viên
MAIDINHDONGTH
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 7 13 Tháng 9, 2008 7:48 am
Đến từ: Thanh Hóa


Quay về LAN - WAN

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron