Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Tai Va Cai dat UBUNTU 7.10

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu và các phần mềm trên Ubuntu

Các điều hành viên: wwwlehuysang, thientuyettinh, hadobac

Tai Va Cai dat UBUNTU 7.10

Gửi bàigửi bởi phong_nhi_long » Chủ nhật 09 Tháng 3, 2008 10:59 pm

[[install_710]] Ubuntu Guide

Trang đã xem: » van_phong » chat_pidgin » internet_va_he_thong » quan_tri_goi » cai_dat_graphic » Tài liệu hướng dẫn Ubuntu Việt » install_710
−Nội dung
Cài đặt hệ điều hành Ubuntu Linux
Trước khi tiến hành cài đặt, bạn cần phải tìm hiểu qua về một số kiến thức cơ bản sau :
Cấu trúc - Loại máy tính
Phiên bản Ubuntu ?
Máy tính để bàn (PC) và máy tính xách tay (Laptop)
Máy Macintosh (Apple)
Máy chơi game PS3
Lựa chọn phiên bản nào ?
Lựa chọn các nhánh (biến thể) khác của Ubuntu
Lựa chọn loại đĩa cài đặt
Cài đặt Ubuntu Linux với CD-ROM Ubuntu GNU/Linux chính thức
Cấu hình tối thiểu để cài đặt Ubuntu GNU/Linux
Tải đĩa cài đặt
Ghi file ISO ra đĩa (sau khi bạn đã tải file ISO)
Trên máy tính của bạn đã có Windows® ?
Cài đặt Ubuntu và giữ lại Windows®
Khởi động máy bằng CD-ROM Ubuntu GNU/Linux
Cài đặt hệ điều hành
Các trường hợp đặc biệt
Cài đặt Ubuntu từ một USB key
Upgrade Ubuntu
Đổi biến thể (nhánh) Ubuntu mà không cần cài lại
Phục hồi Ubuntu
Bản quyền Wiki Ubuntu ViệtCài đặt hệ điều hành Ubuntu Linux
Trang này cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có thể cài mới Ubuntu hoặc nâng cấp phiên bản Ubuntu hiện tại của bạn.

Trước khi tiến hành cài đặt, bạn cần phải tìm hiểu qua về một số kiến thức cơ bản sau :

Cấu trúc - Loại máy tính
Nếu bạn không phải là một người làm việc trong lĩnh vực tin học hoặc không qua các khóa đào tạo về vi tính, bạn có thể không biết đến khái niệm “Cấu trúc” (hoặc loại máy tính)

Một cách ngắn gọn, trong tin học, chúng ta có thể hiểu rằng cấu trúc của máy vi tính chính là loại vi xử lí (processor) hiện có trong máy vi tính đó. Một chương trình được viết ra cho cấu trúc máy tính A không chắc chắn có thể thực hiện được trên cấu trúc máy tính B, có nghĩa là các cấu trúc máy tính khác nhau không tương hợp lẫn nhau.

Rất may cho chúng ta là Ubuntu Linux hỗ trợ nhiều cấu trúc vi tính khác nhau.

Ubuntu chính thức hỗ trợ cấu trúc máy tính x86 32 bits và x86 64 bits. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể cài đặt Ubuntu trên các cấu trúc máy tính khác : PowerPC, HPPA, ia64 và SPARC.

Trường hợp đặc biệt : Các hệ điều hành, phần mềm được viết ra để dành cho cấu trúc x86 32 bits (version 32bits) có thể thực thi được trên cấu trúc máy tính x86 64 bits nhưng ngược lại, các hệ điều hành, phần mềm được viết ra dành cho x86 64 bits thì không thể thực thi trên x86 32 bits

Trên một vài cấu trúc máy tính, bạn có thể cài đặt hoặc Ubuntu 32 bits hoặc Ubuntu 64 bits, tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt Ubuntu 32 bits bởi vì bản Ubuntu 64 bits vẫn còn có một số hạn chế và sự không tương thích (ví dụ như : flash, một vài chương trình đặc biệt, etc). Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để khắc phục những lỗi này.
Bạn có thể làm một thử nghiệm đơn giản để biết bản Ubuntu 64 bits có tương thích với máy của bạn không như sau :
Tải về bản Ubuntu 64 bits và ghi ra đĩa, sau đó khởi động máy tính trên đĩa này, nếu máy tính không thể khởi động được trên CD này và báo lỗi ngay từ đầu, như thế có nghĩa là máy của bạn không tương thích với Ubuntu 64 bits
Để hiểu thêm về Ubuntu 64 bits, mời bạn xem trang Ubuntu 64 bits

Phiên bản Ubuntu ?
Giả sử chúng ta nói đến Ubuntu 6.10, có nghĩa là phiên bản Ubuntu này chính thức được ra mắt tháng 10 năm 2006. Có nghĩa là, số đầu tiên là năm, còn số sau là tháng. Tương tự Ubuntu 7.10 có nghĩa là phiên bản Ubuntu ra mắt tháng 10 năm 2007. Sắp tới chúng ta sẽ có Ubuntu 8.04, có nghĩa là tháng 04 năm 2008.


Máy tính để bàn (PC) và máy tính xách tay (Laptop)
Nếu máy tính của bạn được sản xuất sau năm 2005, bạn có thể cài đặt hoặc Ubuntu 32 bits hoặc Ubuntu 64 bits, tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt Ubuntu 32 bits

Nếu máy tính của bạn đuợc sản xuất sau năm 2003 và trước năm 2005, cả hai trường hợp đều có thể. Có những máy tính có thể chỉ cài được Ubuntu 32 bits, có những máy có thể cài được cả Ubuntu 32 bits và Ubuntu 64 bits

Nếu máy tính của bạn được sản xuất trước 2003, bạn chỉ có thể cài đặt Ubuntu 32 bits


Máy Macintosh (Apple)
Kể từ tháng 1 năm 2006, các máy Macintosh của Apple đều được trang bị vi xử lí Intel (trước đây là PowerPC), chính vì thế các bạn có thể cài đặt Ubuntu phiên bản 32 bits trên các máy này. Ngoài ra, đối với những máy Macintosh gần đây, bạn có thể cài đặt Ubuntu 64 bits

Trước năm 2005, các máy tính Apple đều là những PowerPC, do đó, đối với những máy Mac sản xuất trước năm 2005, các bạn phải dùng bản Ubuntu cho PowerPC

Từ phiên bản Ubuntu 6.10, các vi xử lý PowerPC không chính thức được hỗ trợ bởi Ubuntu nữa nhưng vẫn có một bản không chính thức tồn tại.

Liên kết đến các phiên bản Ubuntu 6.10 chính thức dành cho PowerPC:

Ubuntu 6.10 (Desktop CD, Server install CD, Alternate install CD)
Ubuntu 6.10 (install/live DVD)
Đối với các máy Mac cũ hơn (G3, G4)

Xubuntu 6.10 (Desktop CD, Alternate install CD)
Liên kết đến các phiên bản “Ports” (7.10) PowerPC :

Ubuntu 7.10 (Desktop CD, Alternate install CD)
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phiên bản Ubuntu 7.10 sau cho các máy Mac cũ (G3, G4) nếu bạn không muốn cài đặt Ubuntu 6.10

Xubuntu 7.10 (Desktop CD, Alternate install CD)

Nên sử dụng phiên bản nào ?

Nếu máy Mac của bạn là một máy Mac G4 hoặc G3, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt Xubuntu, phiên bản này có trình quản lý cửa sổ Xfce, trình quản lí này nhẹ hơn trình quản lí của Kubuntu (KDE) hay là Ubuntu (Gnome). Ngoài ra, nếu máy Mac của bạn có ít hơn 320MB RAM (192MB cho phiên bản 6.10), bạn nên cài đặt bằng CD : “Alternate install CD” (cài đặt trên chế độ text - dòng lệnh)


Máy chơi game PS3
Chúng ta cũng có thể cài đặt Linux lên máy chơi game PS3. Ubuntu có một phiên bản đặc biệt dành cho máy chơi game này. Phiên bản này nằm cùng nơi với các phiên bản “Ports” dành cho PowerPC.


Các liên kết đến Ubuntu dành cho PS3 :

Ubuntu 7.10 (Desktop và Alternate)
Xubuntu 7.10 (Desktop và Alternate)
Kubuntu 7.10 (Alternate)

Lựa chọn phiên bản nào ?
Để cài đặt các phiên bản mới nhất của Ubuntu, bạn có hai sự lựa chọn, phiên bản « Stable (ổn định) » và phiên bản « LTS ».

Hai phiên bản cùng tồn tại để đáp ứng những nhu cầu khác nhau, sau đây là một giới thiệu ngắn.

Phiên bản ổn định
Là phiên bản Ubuntu mới nhất, trong phiên bản này có bao gồm các phiên bản phần mềm mới nhất cũng như các cải tiến mới nhất dành cho distribution này. Các phiên bản ổn định của Ubuntu được hỗ trợ 18 tháng (bao gồm : update, các miếng và bảo mật, etc).

Phiên bản ổn định mới nhất của Ubuntu là : Ubuntu 7.10 « Gutsy Gibbon ».

Phiên bản LTS
Các phiên bản LTS (Long Time Support) là những phiên bản Ubuntu được hỗ trợ tới 3 năm (bao gồm : update, các miếng và bảo mật, etc).

Ubuntu đưa vào các phiên bàn này rất nhiều cái tiến cũng như những công cụ mới cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp.

LTS là phiên bản dành cho các đối tượng người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó, các đối tượng người dùng này không cần các phiên bản phần mềm mới nhất, và họ cũng không muốn update Ubuntu mỗi 6 tháng (do mất thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp - hoặc có thể có các nguy cơ về bảo mật liên quan tới bản update này). Khi cài đặt một bản update, hệ điều hành có nguy cơ trở nên không ổn định hoặc có những lỗ hổng bảo mật mới.

Phiên bản LTS mới nhất của Ubuntu là : Ubuntu 6.06 « Dapper Drake ».


Lựa chọn các nhánh (biến thể) khác của Ubuntu
Hiện tại Ubuntu có các nhánh sau : Ubuntu, Xubuntu, Kubuntu, Gobuntu và Edubuntu.

Click chuột lên tên của mỗi nhánh để biết thêm chi tiết.

Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ rằng, phiên bản mới nhất và cũng ổn định nhất của Ubuntu thường chính là Ubuntu. Chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt Ubuntu nếu bạn mới bắt đầu hoặc không biết bắt đầu từ đâu. Sau khi cài đặt một nhánh (biến thể) của Ubuntu, bạn có thể chuyển sang biến thể khác mà không cần cài lại. Xem phần « Đổi biến thể của Ubuntu mà không cần cài lại » để biết thêm chi tiết.
Ngoài ra, cũng có những biến thể “không chính thức” của Ubuntu như : FluxBuntu và Ubuntu-lite.

Tuy nhiên, nếu muốn chuyển Ubuntu chính thức sang biến thể Ubuntu không chính thức, chúng ta phải cài mới hoàn toàn. Ngược lại, việc chuyển từ biến thể không chính thức sang biến thể chính thức là hoàn toàn có thể (mặc dù rất có thể xảy ra một số sự cố nhỏ)

Lựa chọn loại đĩa cài đặt
Đối với các máy vi tính sở hữu dưới 256MB RAM, chúng tôi khuyên bạn sử dụng đĩa « Alternate » CD-ROM Ubuntu GNU/Linux. Đĩa này sẽ không tải trình quản lý cửa sổ mà cài đặt trực tiếp.
Đối với các máy tính sở hữu 256MB RAM trở lên, chúng tôi khuyên bạn sử dụng đĩa « Desktop ».
Đĩa “Desktop” cũng có thể dùng như đĩa CD Live, rất tiện dụng khi bạn muốn thử Ubuntu mà không cần cài đặt

Cài đặt Ubuntu Linux với CD-ROM Ubuntu GNU/Linux chính thức

Cấu hình tối thiểu để cài đặt Ubuntu GNU/Linux
Để cài đặt Ubuntu GNU/Linux, máy tính của bạn phải sở hữu tối thiểu 192MB RAM
Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nâng cấp phần cứng cho máy tính của bạn, nếu máy tính của ban được sản xuất cách đây 7 năm hoặc cũ hơn, trước khi cài đặt Ubuntu GNU/Linux.

Tất cả những máy tính hiện hành đều dư sức cài đặt Ubuntu !

Với 250MB RAM, máy tính của bạn có thể cài đặt và tác hoạt Ubuntu một cách bình thường, tuy nhiên bạn càng thêm RAM thì hệ thống sẽ càng trở nên “nhanh” hơn. Với 512MB RAM, bạn có thể sử dụng Ubuntu một cách thoải mái (khởi động nhanh, khởi động phần mềm nhanh, etc).

Để biết thêm thông tin về yêu cầu phần cứng trước khi cài đặt Ubuntu, mời bạn xem thêm tại đây: Yêu cầu phần cứng


Tải đĩa cài đặt
Sau đây là địa chỉ tải đĩa CD cài đặt Ubuntu

Tải CD cài đặt
Bạn có thể tải đĩa CD cài đặt Ubuntu bằng các cách khác.

Ghi file ISO ra đĩa (sau khi bạn đã tải file ISO)
Ghi đĩa cài Ubuntu từ file ISO với Windows
Ghi đĩa cài Ubuntu từ file ISO với Linux
Ghi đĩa cài Ubuntu từ file ISO với Mac OS

Trên máy tính của bạn đã có Windows® ?
Chúng tôi có một tài liệu hướng dẫn về tất cả sự khác biệt, các vấn đề về sự tương thích, etc giữa hai hệ điều hành này, xin bạn xem tại : Ubuntu Linux và Windows


Cài đặt Ubuntu và giữ lại Windows®
Phần này hướng dẫn cho bạn các bước cần làm để giữ lại cả Windows® và Ubuntu trên cùng một máy vi tính.

Cài Ubuntu và giữ lại Windows® trên chế độ Dual Boot - Trang này hướng dẫn bạn một cách tỉ mỉ làm sao cài đặt Ubuntu trên một máy đã có sẵn Windows® trên chế độ Dual Boot. Khi bạn khởi động máy tính bạn có thể vào Ubuntu hoặc Windows® tùy theo ý thích.
Cài đặt Ubuntu như một chương trình dưới Windows® - Trang này hướng dẫn bạn một cách tỉ mỉ làm sao cài đặt Ubuntu như một phần mềm chạy trên Windows®. Giống như Dual Boot, sẽ có một menu cho phép bạn chọn lựa giữa Ubuntu hoặc Windows® khi khởi động.
Phương pháp cài Ubuntu này có một nhược điểm : Bạn bắt buộc phải giữ lại Windows®, khi bạn xóa Windows® cũng xóa luôn Ubuntu, và cuối cùng là bạn sẽ không còn nhiều chỗ trống trên ổ cứng (so với cách cài Ubuntu bình thường).

Khởi động máy bằng CD-ROM Ubuntu GNU/Linux
Bình thường, khi bạn cho CD-ROM vào ổ CD-ROM và khởi động lại máy tính, máy tính của bạn sẽ boot bằng đĩa này. Nếu máy tính của bạn vẫn boot vào Hệ điều hành mà bạn hay dùng (như : Windows, Red Hat Linux, etc) thì có nghĩa là bạn chưa hiệu chỉnh BIOS trên máy của bạn để có thể boot trên CD-ROM.

Bạn có thể tìm hiểu thêm làm sao thay đổi thứ tự boot trên BIOS tại : Thay đổi thứ tự boot trên BIOS.


Cài đặt hệ điều hành
Việc cài đặt Hệ điều hành Ubuntu Linux được thực hiện bằng cách boot máy tính trên đĩa Ubuntu Linux

Cài đặt trên graphic mode (giao diện người dùng thân thiện) với sự hỗ trợ của ubiquity trên Desktop CD : đơn giản, tiện lợi ;
Cài đặt ở mode bán(semi) text với Alternate CD : cho những máy tính không mạnh, hoặc cần một sự cài đặt với nhiều options hơn.

Các trường hợp đặc biệt
Quá trình cài đặt tự dừng đột ngột hoặc xuất hiện lỗi ? ;
Cài đặt Ubuntu khi không thể boot trên CD-ROM ;
Cài đặt Ubuntu trên một máy tính cũ, với rất ít tài nguyên về phần cứng ;
Cài đặt tối thiểu, để có một hệ điều hành tối giản mà không có các phần mềm không cần thiết ;
Cài đặt khi không có màn hình.
Cài đặt Ubuntu trên USB key

Cài đặt Ubuntu từ một USB key
Bạn có thể tìm thấy thông tin tại « Cài đặt Ubuntu từ một USB key ».


Upgrade Ubuntu
Để upgrade Ubuntu lên một phiên bản mới hơn, bạn không cần thiết phải cài mới lại Ubuntu hoàn toàn mà có thể thực hiện từ phiên bản Ubuntu hiện tại của bạn. Để update hoặc upgrade Ubuntu, bạn có thể thực hiện từ Internet, từ CD Ubuntu hoặc từ trình giúp đỡ upgrade.

Upgrade không có kết nối Internet : Upgrade Ubuntu từ một thiết bị lưu trữ ngoài (ổ cứng ngoài, USB key)
Upgrade qua kết nối Internet hoặc từ CD/DVD :
Upgrade từ Feisty (7.04) lên Gutsy (7.10) ;
Upgrade từ Edgy (6.10) lên Feisty (7.04) ;
Upgrade từ Dapper (6.06 LTS) lên Edgy (6.10) ;
Upgrade từ Breezy (5.10) lên Dapper (6.06 LTS) ;

Đổi biến thể (nhánh) Ubuntu mà không cần cài lại
Bạn có thể đổi biến thể (nhánh) Ubuntu mà không cần cài lại hệ thống, và từ đó bạn có thể có cả hai biến thể (nhánh) cùng một lúc trên cùng một máy vi tính nhờ vào Màn hình quản lí truy cập :

Chuyển sang Kubuntu
Chuyển sang Xubuntu
Chuyển sang Ubuntu

Phục hồi Ubuntu
Tạo ổ mềm để boot với GRUB, để vào lại hệ điều hành của bạn trong trường hợp cần thiết ;
Multiboot với GAG
Phục hồi Ubuntu sau khi cài (cài lại) Windows Làm sao để phục hồi lại Ubuntu sau khi bạn lỡ cài đè Windows lên máy tính ? Làm sao phục hồi lại GRUB trên MBR ?

Bản quyền Wiki Ubuntu Việt
Toàn bộ nội dung trên Wiki Ubuntu Linux Việt đều có bản quyền : CC BY-SA và GNU FDL


All contents in this Wiki are under CC BY-SA and GNU FDL licences.

Cấu trúc wiki này được dựa trên cấu trúc của wiki francophone : http://doc.ubuntu-fr.org/
La structure de ce wiki est basée sur celle du wiki francophone : http://doc.ubuntu-fr.org/
The structure of this wiki is based on the francophone wiki : http://doc.ubuntu-fr.org/





install_710.txt · Thời điểm thay đổi: 2008/02/29 11:13 do khanh_coltech
phong_nhi_long
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Chủ nhật 09 Tháng 3, 2008 9:52 pm

Quay về Hướng dẫn cài đặt

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

cron