Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 1)

Điều hành viên: 7love

Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 1)

Gửi bàigửi bởi 7love » Thứ 7 07 Tháng 6, 2008 2:46 pm

- Chỉ còn vài ngày nữa EURO 2008 sẽ chính thức khai mạc. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của giải đấu chất lượng, danh giá bậc nhất hành tinh, Dân Trí xin gửi tới độc giả loạt bài “Lịch sử các kỳ EURO”.

Hình ảnh
EURO – Chiếc cúp danh giá nhất lục địa già.


Kỳ 1: Vạn sự khởi đầu nan...


Đã từ lâu giải VĐ châu Âu vẫn luôn được biết tới như sân đấu hấp dẫn và chất lượng bậc nhất thế giới ở cấp ĐTQG. Thế nhưng cũng giống như World Cup trong những năm đầu đời, EURO đã gặp phải khá nhiều khó khăn trước khi được hưởng ứng rộng rãi.

Henri Delaunay - Cha đẻ của các kỳ EURO

Sáng kiến tổ chức một giải đấu để chọn ra đội bóng xuất sắc châu Âu được ngài Henri Delaunay - Tổng thư ký LĐBĐ Pháp ấp ủ từ những năm 1927. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mãi đến năm 1954 ý tưởng đó mới được UEFA hiện thực hóa.

Sau thời gian dài vận động, đến năm 1957, Nghị viện châu Âu đã quyết định thông qua kế hoạch tổ chức giải đấu, 2 năm sau khi cha đẻ của nó qua đời. Khi đó giải đấu lấy tên: Cúp các QG châu Âu (Nations Cup) và được tổ chức 4 năm một lần. Ban đầu các đội sẽ tham gia vòng đấu sơ loại theo thể thức 2 lượt đi/về để chọn 4 đội vào vòng BK, được đăng cai bởi một quốc gia do UEFA chỉ định.

Hình ảnh
Ngài Delaunay – người đặt nền móng cho các kỳ EURO.

Trong vòng sơ loại đầu tiên được tổ chức năm 1958, giải đấu nhận được sự hưởng ứng hết sức lạnh nhạt từ các quốc gia. Các cường quốc bóng đá khi đó như Anh, Tây Đức (VĐ Thế giới năm 1954) và Italia đều từ chối tham dự. Tình hình ảm đạm đến mức chỉ đến giờ chót, số đội nộp đơn tham dự mới vượt qua con số tối thiểu 16.

Liên Xô – nhà VĐ đầu tiên

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 29/9/1958 vòng sơ loại của giải chính thức được khai mạc tại Moscow (Nga). Trong ngày khai mạc 100.572 CĐV đã có mặt tại SVĐ Tsentralni Lenin để theo dõi trận đấu giữa chủ nhà Liên Xô và Hungary. Anatoli Ilyin trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong lịch sử giải đấu với pha lập công ở phút thứ 4. Kết quả chung cuộc Liên Xô Viết đánh bại Hungary 4-1.

Sau 8 lượt đấu đi và về của vòng một, BĐN, Nam Tư cũ, Pháp, Áo, Romania, Tiệp Khắc cũ, TBN và Liên Xô giành quyền vào TK. Tuy nhiên sau đó rắc rối đã xảy ra với cặp đấu TBN – Liên Xô khi giới cầm quyền TBN từ chối cho đội nhà thi đấu với đối thủ Xô Viết.

Hậu quả là TBN bị coi như bỏ cuộc và đội bóng của Lev Yashin được vào thẳng vòng BK. Tiếp sau Pháp, Nam Tư cũ và Liên bang Tiệp Khắc (cũ) cũng lần lượt giành vé.

Hình ảnh
Liên Xô đoạt cúp ngay trong lần đầu tiên giải được tổ chức.

Tại vòng BK được tổ chức tại Marseille năm 1960, Liên Xô tiếp tục thể hiện sức mạnh vượt trội khi đè bẹp người Tiệp 3-0 với cú đúp của Valentin Ivanov. Trong khi đó chủ nhà Pháp lại gục ngã trước Nam Tư cũ sau một màn rượt đuổi nghẹt thở với tỷ số 5-4. Đến giờ đây vẫn là trận đấu có nhiều bàn thắng nhất của các kỳ EURO.

Bước vào trận CK, với tài năng của “nhện đen” Lev Yashin, Liên Xô tiếp tục thi đấu hứng khởi. Dù Milan Galic sớm mở tỷ số cho Nam Tư cũ ngay trong hiệp một nhưng pha dứt điểm chính xác của Viktor Ponedelnik sau đó đã đưa hai đội vào hiệp phụ. Tại đây Liên Xô hoàn tất cú lội ngược dòng ngoạn mục của mình với pha đánh đầu của Viktor Ponedelnik. Và đội bóng Xô Viết trở thành nhà VĐ đầu tiên của châu Âu.

Vượt qua khó khăn, gây dựng uy tín

Sau thành công của lần tổ chức đầu tiên, Cúp các QG châu Âu ngày càng thu hút được sự chú ý của các quốc gia. Ngoài ý nghĩa thể thao, các nước trong khu vực dần xem đây như một đấu trường để phô trương sức mạnh kinh tế cùng những giá trị văn hóa.

Hình ảnh
Perada (trái) mở tỷ số cho TBN trong trận CK.

Bằng chứng là trong lần thứ hai giải được tổ chức vào năm 1964, số đội đăng ký tham dự đấu loại đã tăng từ con số 17 lên 29. Trong đó, người Anh vốn nổi tiếng kiêu ngạo và bảo thủ cũng đã đồng ý tham dự. Cùng với họ, Italia cũng lần đầu góp mặt và được đánh giá là ƯCV nặng ký. Riêng chỉ có Tây Đức vẫn làm ngơ.

Nhưng ngay trong lần nhập hội, đội bóng đảo quốc sương mù đã bị Pháp loại ở từ vòng một với tổng tỷ số hai lượt đi và về là 6-3. Tuy nhiên ở vòng sau, gà trống Gaulois đã phải dừng chân trước Hungary. Số phận cũng không sáng sủa hơn với người Ý khi họ bị chặn lại ở vòng TK bởi ĐKVĐ Liên Xô.

Tại giải năm đó, TBN đã nổi lên như một thế lực mới khi “nghiền nát” Ireland đến 7-1 sau hai lượt trận. Phong độ ấn tượng giúp đội bóng xứ sở đấu bò được chọn làm chủ nhà cho các trận đấu từ vòng BK sau khi giới cầm quyền chấp nhận đón tiếp đội ĐVKĐ Xô Viết. Cùng với hiện tượng Đan Mạch và Hungary, đây chính là 4 đội bóng góp mặt tại vòng BK.

Hình ảnh
TBN lần đầu tiên bước lên đỉnh cao nhất châu Âu.

Ở trận BK 1, đẳng cấp vượt trội đã giúp Liên Xô dễ dàng đè bẹp Đan Mạch 3-0 tại Barcelona. Trong khi đó, chủ nhà TBN phải khá vất vả mới qua mặt được Hungary trong hiệp phụ. Tiền đạo Amancio trở thành người hùng của trận đấu khi có bàn ấn định tỷ số 2-1.

Bước vào trận CK với sự hưng phấn cao độ cùng tài năng của tiền vệ chạy cánh đang chơi cho Inter Milan Luis Suárez, TBN tràn đầy tự tin lật đổ nhà ĐKVĐ. Và quả thực họ đã làm được điều đó. Khi trận đấu mới chỉ diễn ra được 6 phút, Suárez có pha căng ngang như đặt cho Jesús Pereda mở tỷ số.

Galimzian Khusainov gỡ hòa cho đội khách 2 phút sau đó. Nhưng đúng phút 84 Marcellino hoàn tất chiến thắng trong mơ của đội nhà với một cú đánh đầu chính xác. TBN lên ngôi và cũng là đội cuối cùng đoạt Cúp các QG châu Âu bởi ở lần tiếp theo, giải đã được đổi tên thành giải VĐ châu Âu (UEFA European Championship). Cùng với nó thể thức đấu loại cũng được đổi mới, có nhiều nét tương tự hệ thống ngày nay.


>> Còn tiếp
Hình ảnh
7love
 
Bài viết: 451
Ngày tham gia: Thứ 7 08 Tháng 3, 2008 3:40 pm
Đến từ: Bãi Trành CTy

Quay về Tin thể thao quốc tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến45 khách

cron