Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Gởi THX Thanh Hóa

Điều hành viên: nguoimoi

Gởi THX Thanh Hóa

Gửi bàigửi bởi thehe » Thứ 2 19 Tháng 10, 2009 7:08 am

Gởi THX Thanh Hóa
Đầu tháng 10/2009 Thế Hệ có ghé Thanh Hóa, nhưng chỉ có đủ thời gian vào nhà dòng Thanh Hóa và thăm các em khuyết tật 4 tiếng đồng hồ.
Gặp bão, may mà không “LẶN” ở Quảng Nam, Thế Hệ lóp ngóp về được đến Bà Rịa để gấp rút đưa chương trình mới tới các điểm hẹn cho kịp chuyến bay về Úc.
Thế Hệ có hai video mới reply cho video Thánh An của THX Thanh Hóa
Video Thế Hệ trả lời từ Món Quà Cho Quê Hương 2009
* * * *


* * * *
Video Thanh Hóa 2008

Hy vọng nhịp cầu Thế Hê & THX_Thanh-Hóa sẽ phát triển bền vững.
thehe
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 04 Tháng 12, 2008 2:49 am

Re: Lót đường cho nền Giáo Dục thế kỷ 21

Gửi bàigửi bởi thehe » Thứ 3 17 Tháng 8, 2010 8:23 am

Các trường học Úc châu đã được cung cấp các ngân khoản lớn để chỉnh trang phòng ốc và trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập mới.
Rồi mai đây, nhà trẻ, thư viện sẽ có các bảng Tương Tác của các lớp học; thậm chí trong gia đình rồi cũng có các bảng Thông Minh này như các Home Theater Movie đang thịnh hành hiện nay.
Vói tầm nhìn này, Thế Hệ đã tự phát triển các giáo trình Tương Tác. Nỗ lực này đã được đánh giá cao trong ngày trao giải thưởng 2010 Premier Volunteering New Technology Wards.
Giáo trình tương tác của nhà trường chỉ thu hẹp trong hệ thống ngôn ngữ cộng đồng; tuy nhiên, chương trình thấp nhất có thể áp dụng cho trẻ em Khuyết Tật (Early Intervention Approaching) và là cầu nối, lót đường cho nền giáo dục Thế Kỷ 21.
Mời quý vị xem thử video dưới đây thu cảnh một em bé trai 2 tuổi với nhu liệu tương tác được soạn cho các nhà trẻ.
Bridging to 21st Century Education


2010 Premier New Technology Award
thehe
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 04 Tháng 12, 2008 2:49 am

Re: Gởi THX Thanh Hóa

Gửi bàigửi bởi maivang2811 » Thứ 5 02 Tháng 12, 2010 8:57 am

Day la mot chuong trinh rat bo ich va thu vi, minh thich nhung chuong trinh kieu nhu the nay.
maivang2811
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 5 02 Tháng 12, 2010 8:56 am

A- Bảng Tương Tác (IWB)

Gửi bàigửi bởi thehe » Chủ nhật 13 Tháng 3, 2011 1:55 pm

Tuy bảng Tương Tác đều có ở mọi phòng học Úc châu, nhưng các trung tâm ngôn ngữ Cộng Đồng chỉ được nhìn, được rờ chứ thày cô giáo hiếm người có cơ hội cầm chiếc bút viết bảng loại này trên tay. (Interactive White Board)
Với giá cả chục ngàn đô la, các vị hiệu trưởng có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Hình ảnh - Hình ảnh
Bảng Tương Tác và cần cẩu mang máy chiếu gắn trên tường - Một vài kiểu bút của các công ty chế tạo bảng Thông Minh

Giả thử có $$$ nhưng hình dáng đồ sộ, cồng kềnh như thế thì làm sao có thể khênh vào, bê ra mỗi khi đến lớp.
Vài năm gần đây có xuất hiện một loại máy chiếu Tương Tác mệnh danh là Kẻ Thủ Tiêu “IWB”: loại máy chiếu này chỉ 1/5 giá tiền của Bảng nhưng có đầy đủ các chức năng của các bảng Thông Minh. Máy chiếu nặng chưa tới 5kg; được quảng cáo là máy di động - portable – có thể điều khiển cách xa bảng, xa tường 2 – 3 mét.
Máy chiếu tương tác thực sự có đem đến giải pháp cho các trường dạy ngôn ngữ cuối tuần chưa?
Giống hệt thứ gắn trên bảng Thông Minh, máy chiếu Tương Tác là loại phóng ngắn – short throw – phải gắn trước bảng trắng hay trên tường ở độ cao trên đầu người, cách tường KHOẢNG một mét; khi viết không được để tay che đầu bút trên bảng vì bộ cảm nhận – sensor - từ máy chứ không từ mặt tiếp xúc như của IWB.
Hình ảnh
Dựa HƠI ông thủ hiến Victoria chụp chung ảnh trong ngày trao giải 2010 Premier New Volunteering Technology Award, trung tâm Thế Hệ được chính quyền liên bang trang bị cho 2 máy chiếu.

Hình ảnh - Hình ảnh

Dell S300WI và bút viết

Khi mua được máy thì nẩy sinh vấn đề đặt máy: đóng một cái đinh vào bức tường mới xây đã là khó, làm sao có thể gắn máy của mình bên cạnh hệ thống sẵn có của trường ANTHONY. Hơn một tháng trời mày mò, tưởng là máy của mình có chỉ để làm của xếp trong hộp.
Thử đủ mọi thứ cột có thể tháo gỡ dễ dàng nhưng không ổn, khi giáo viên tập dùng bút thì ai cũng nản vì không dễ dàng như trong các video quảng cáo.

Tài chánh eo hẹp, tất cả các vật liệu trong việc mày mò là đồ phế thải từ các gia đình.
Thử gắn trên tường bằng một chiếc chân bàn.
Hình ảnh
Xoay sang cách chiếu phía sau qua màn kính cửa sổ được che bằng vài lớp ny-lông mờ.
Phần chiếu phía sau có trong máy chiếu của hãng DELL, nhưng Dell khuyến cáo không nên dùng với chức năng tương tác.
Cũng từ các vật liệu phế thải này, TH lót trên miếng mi-ca-trong một miếng vải sa-tanh trắng tháo từ chiếc áo trẻ em.
Thế là Thế Hệ làm được chiếc bảng chiếu từ phía sau đầu tiên bằng nhựa lót vải.

Hình ảnh
Đây là loại bảng không có bóng che (Shadow-free) viết, vẽ rất dễ dàng: không choán chỗ mấy vì sau khi dùng có thể dựa sát tường được.

Tấm bảng thứ hai được làm từ kính plastic trắng mờ (loại mỏng 2 ly mà các công ty quảng cáo dùng để vẽ tên tiệm trong các hộp đèn chiếu)
Các em học sinh đã quen với các bút của bảng Tương Tác nên thích ứng rất nhanh. Đầu năm học này nhà trường cho hs lớp 7-8 thực hiện một đề tài văn hóa ẩm thực nói về món PHỞ Việt Nam trên máy chiếu. Dưới đây phần giới thiệu bản dịch vắn tắt qua Anh ngữ.
Bảng Tương Tác với lớp BẢY (Thí nghiệm năm 2010 )


CULTURAL DIVERSITY QUEST 2011


Có 3-4 hãng cho ra đời máy chiếu Tương Tác; hãng Hitachi cũng sắp sửa nhập cuộc với loại khá mạnh - iPJ‐AW250N - 2500 ANSI Lumens, nhưng Hitachi cho biết là máy này không có phần chiếu phía sau cho chức năng tương tác.
Tập Đọc Diễn Cảm với bảng Tương Tác
Hình ảnh

Nội dung trang này cũng đươc đăng tải trên Nhạc Thánh:
http://nhacthanh.net/diendan/showthread.php?p=69306
Sửa lần cuối bởi thehe vào ngày Chủ nhật 13 Tháng 3, 2011 2:11 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
thehe
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 04 Tháng 12, 2008 2:49 am

Re: MOTIVE BOARD

Gửi bàigửi bởi thehe » Chủ nhật 13 Tháng 3, 2011 2:09 pm

Bảng Viết Cá Nhân
Học sinh lớp bắt đầu bậc tiểu học thường mang theo một bảng đen cá nhân nho nhỏ để viết phấn, bảng thường được cột thêm một miếng giẻ lau nhỏ.
Học sinh tập viết rồi giơ cao khoe cô các mẫu tự hay một chữ; lớp lớn hơn thì để làm tính cộng trừ.
Viết bằng phấn có liên quan đến sức khỏe và vệ sinh nên loại bảng KHOE CÔ này dần dần biến mất trong các trường học.

Thế Hệ đưa bảng KHOE CÔ lại lớp học trong năm nay với bút viết dùng trên bảng lớn.
Hình ảnh
Thử nghiệm đầu tiên với học sinh lớp lớn trong đề án Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam: học sinh viết phần dịch đối chiếu với phần tiếng Việt trình bày tuần trước trên bảng tương tác.
Hình ảnh
Tuy việc đưa hình vẽ vô bảng chưa thực hiện giống trong Microsoft Word, nhưng các em đều thích thú với loại bảng mới này.
Thế Hệ làm một loạt 2 loại bảng cỡ lớn và cỡ trung. Loại thứ hai giao cho cô giáo lớp Một, lớp này đang học nguyên âm kết hợp với các dấu.
Cac em đều viết chữ nhỏ, nhiều em chưa biết để khoảng cách giữa các mẫu tự nên cô giáo dặn các em đặt nắp bút làm cỡ trước khi viết chữ mới.
Lớp học ở Úc có sĩ số chỉ bằng 1/2 - 1/4 bên Việt Nam; mỗi em một bàn nên cái bảng to vừa bằng mặt bàn không cản trở việc xoay sở của học sinh. Bảng có diện tích rộng đủ chỗ cho các em trình bày nội dung của nửa trang giấy. Cô giáo có thể dẫn học sinh ra ngoài trời, ngồi dưới gốc cây . . . Đôi ba tuần nữa khi lớp Một học đến phụ âm thì các em có thể viết dăm ba câu theo hình cô giảo đố trên bảng lớn.
Một giáo viên nhận được email giới thiệu đã hình dung được ngay khung cảnh lớp học mới nên hớn hở trả lời: “Tuần sau em trở lại Úc sẽ mang làm quà cho mỗi em một cây bút viết bảng.”
Hình ảnh - Hình ảnh
Bảng có thể làm bằng giấy bìa trắng , thành phẳng của các thùng trắng đựng đồ; nhưng làm bằng loại plastic trắng có phần đêm hình sóng bên trong là tốt nhất.
Hình ảnh
Thế Hệ dùng loại 3 ly mỏng nhất. Kích thước các tấm nguyên là 1,84m X 1,22m; cắt chia 2 theo chiều dọc 1,84X0,61 rồi kẻ làm 4 cho lớp lớn; chia làm 5 cho lớp nhỏ. Các đường vân bên trong hiện mờ mờ vừa đủ thành các hàng kẻ sẵn.
Không phải cứ cắt ra là thành bảng viết cho học sinh. Anh chị viết thử đi thì sẽ thấy.
Nguyên liệu:
Plastic sheet.
Giấy bóng kính không màu (loại trong suốt)
Băng keo hai mặt.
Băng keo
Dụng cụ:
Thước đo, thước sắt để cắt.
Dao cắt giấy, kéo.
Bút chì.
Một ống lõi giấy cứng (hay nhựa hoặc kim loại)
Cách làm:
Cắt đôi miếng plastic theo chiều dọc.
Hình ảnh
Dùng bút chì kẻ chia thành từng miếng bảng nhỏ.
Hình ảnh
Lấy băng keo 2 mặt dán chung quanh và trên các đường chia.
Hình ảnh
Cuốn giấy bóng kính trên ống nhựa (càng chặt càng tốt)
Lột mặt che của các đường keo dán.
Mở rồi lăn từ từ cuộn giấy bóng kính trên bề mặt miếng plastic (nhớ chừa dư hai mép đề dự phòng chiều lệch vì không đặt vuông góc khi bắt đầu.)
Hình ảnh
Cắt bỏ phần dư bốn bên.
Đặt cây thước kim loại ngay giữa đường chia để cắt cho mỗi tấm đều có phần keo giữ giấy bóng.
Hình ảnh
Khi cắt đừng ấn mạnh tay: cắt nhè nhẹ nhiều lần (tì sát thước sắt) cho mỗi đường cắt. Nếu ấn, đường dao đễ đi trệch mép thước ra ngoài.
Xin cắt bỏ các phần dư “phất phơ” của giấy bóng kính để tránh việc học sinh táy máy lột giấy bóng lên.
Tuy là bảng XÓA được, nhưng phải xóa trong ngày hay sau giờ học vì nếu để 2-3 ngày sau thì khó lau sạch (phải thấm ướt nhưng rất tốn công)
Hướng dẫn tỉ mỉ lúc đầu cho các em hiểu cách dùng. Học sinh vẽ thêm hoa, bướm chung quanh trước khi đưa cao khoe cô.
Giáo viên chỉ cần đi chung quanh lớp là có thể giám sát học sinh làm bài.
Các em có một miếng giấy tissue làm giẻ lau; còn giáo viên dùng tấm đệm xóa bảng lớn thì lau rất nhanh.
Hy vọng các anh chị làm thử rồi trao đổi thêm các kinh nghiệm.
Nếu kết hợp loại bảng này với bảng Tương Tác theo cách làm của Thế Hệ thì học sinh nào cũng có phần việc riêng để so sánh với em bốc trúng thăm trình bày trên bảng.
Video dưới đây tóm gọn các hoạt động của Thế - Hệ:
MINISTERS & THE-HE Vietnamese School
thehe
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 04 Tháng 12, 2008 2:49 am


Quay về Tin học xanh Thanh Hóa.

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách

cron