Trang chủ EDA | Doman - Hosting | Siêu thị trực tuyến

Nghề nhiếp ảnh có nhiều đất để khai thác

Nghề nhiếp ảnh có nhiều đất để khai thác

Gửi bàigửi bởi Alo_Co_Ngay » Thứ 5 06 Tháng 6, 2013 8:07 pm

Nghề nhiếp ảnh có nhiều đất để khai thác

Ngày nay, với sự bùng nổ về kỹ thuật thông tin, nhiều ngành thuộc các lĩnh vực mỹ thuật,nghệ thuật trong đó có lĩnh vực nhiếp ảnh luôn theo sát đà tiến bộ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật vi tính. Chưa bao giờ nhiếp ảnh ở Việt Nam lại phổ cập như hiện nay. Nhiếp ảnh là một đam mê, một hình thức kết nối mới của các bạn trẻ hay nhiếp ảnh là một nghề để kiếm sống, một nghề có thể hái ra tiền?


Tại Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, trước đà mở cửa ngày càng rộng với thế giới bên ngoài, nhiếp ảnh Việt Nam cũng đang trong tiến trình hòa nhập với thế giới. Các nhiếp ảnh gia Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp nước ngoài như phương hướng, quan niệm sáng tác… rất đa dạng và phong phú.

Để có được ảnh có giá trị, người chụp ảnh cần “có kiến thức thẩm mỹ, kiến thức mặt bằng văn hóa xã hội đủ để nhận thức trong những vấn đề như cái đẹp, cái hay, cái dở. Ngoài ra phải có cái nhìn sâu về mỹ thuật. Mỗi tấm hình phải nói lên một câu chuyện qua cảm xúc chân thật của người chụp.

Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc bạn quan tâm tới các sự kiện và cuộc sống mới mẻ dù ở những góc độ quen thuộc nhất. Bồi dưỡng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong phú, bạn phải tiếp cận với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tìm được cái hay, cái lạ trong cái giản dị, đời thường. Bạn cần nhanh nhạy và tháo vác hơn mọi người trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin.

Hình ảnh
Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam rất đa đạng và có rất nhiều đất để khai thác.

Nền tảng của nhiếp ảnh là mỹ thuật chứ không phải kỹ thuật “mỹ thuật phải đi đầu”. Tuy nhiên, kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng không thể xem nhẹ vì phải hiểu biết tường tận các vấn đề kỹ thuật máy móc và sử dụng thành thạo thì mới có thể chuyển tải giá trị nghệ thuật, nội dung tác giả muốn nói.

Ngoài nền kiến thức tổng hợp ấy, bạn cũng nên chọn một lĩnh vực chuyên sâu làm sở trường, chuyên về một mảng nào đó của đời sống. Bạn sẽ có những tấm ảnh thật sự sắc sảo và muốn vậy, bạn phải là người hết sức am tường về chuyên đề đó.

Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam rất đa đạng và có rất nhiều đất để khai thác. Quan trọng là chọn đúng hướng và đối tượng khách hàng phù hợp, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hiện đang có rất nhiều báo và tạp chí, báo mạng, báo viết, quảng cáo và truyền hình. Đó là mảnh đất màu mở cho các nhà nhiếp ảnh có cơ hội thể hiện. Như vậy, cơ hội tìm việc làm nhiếp ảnh là rất nhiều và đây rõ ràng là một nghề khá lý thú.

Hình ảnh
Nhu cầu chụp ảnh của ca sĩ, người mẫu rất lớn. Ảnh: Người mẫu Thái Nhã Vân

Làm nhiếp ảnh, thì cần phải có... máy ảnh, nhưng quan trọng hơn là năng lực chuyên môn. Ngoài ra, bạn phải có sức khỏe tốt, một làn da... chống nắng, cái đầu lạnh, một chút gan lì và kiên nhẫn để tác nghiệp.Những khoảnh khắc lướt qua rất nhanh, bởi vậy, các bạn thấy các nhiếp ảnh gia thực thụ luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh, sẵn sàng chớp lấy bất cứ lúc nào.

Nghề nhiếp ảnh có lẽ ít dành cho những ai không có điều kiện về kinh tế. Bởi chi phí đầu tư đối với một người mới vào nghề là khá lớn, từ 30-40 triệu đồng nếu muốn chụp dịch vụ. Đầu tiên, phải đầu tư mua cái máy ảnh tầm 20tr trở lên, sau đó là mua thêm các phụ kiện khác như ống kính, đèn flash….. Hoặc đối với những ai không đủ tiền thì có thể mua thân máy trước rồi đi thuê lens tại các cửa hàng. Giá cả cho mỗi lần thuê như vậy cũng dao động ở mức 150.000- 400.000 đồng/ngày tùy vào loại ống mà bạn muốn thuê.

Sau khi đã sắm đủ máy móc, thiết bị rồi thì hầu hết các bạn trẻ lại gặp khó khăn để có thể kiếm lại được số tiền đã đầu tư. Nếu như nhiều người mua với mục đích là thỏa mãn niềm đam mê của mình thì đây không phải là vấn đề khiến họ phải đau đầu. Còn riêng với những ai bước chân vào nghề và theo nghề một cách thực sự thì câu hỏi “mất bao lâu để kiếm lại số tiền đã đầu tư” làm họ phải suy nghĩ rất nhiều.

“Một khi đã bước chân vào nghề này thì phải đầu tư nhiều, hơn nữa chỉ kiếm lại được tiền khi mình đã có tiếng trong nghề, có kinh nghiệm. Nếu làm việc lâu dài, bền bỉ thì tầm 6 tháng là sẽ thu lại được vốn. Cũng có những bạn rất khá, chỉ mất khoảng 3-4 tháng là đã tạo dựng được tên tuổi và khả năng chụp lên rất nhanh. Nếu như chăm chỉ và học hỏi cũng như tạo dựng được mối quan hệ thì chuyện lấy lại vốn là thừa sức trong 3 tháng.

Hình ảnh
Ảnh cưới là nguồn kiếm tiền không thể thiếu của nhiếp ảnh

Nhiều người nếu không tìm được khách hàng thì có khi lại lỗ, vì không làm ra thu nhập nên sẽ bị thâm hụt vào vốn. Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào trình độ của mỗi người, nếu như mình chụp khá thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình và ngược lại. Không phải ai cứ đầu tư máy móc rồi mang trên mình mác nhiếp ảnh là kiếm ra tiền”

Để tìm hiểu về nhiếp ảnh, các bạn có thể thông qua internet, học hỏi từ các đàn anh đi trước, mỗi người một ít và cũng tự tìm hiểu, khám phá thêm. Bên cạnh những kiến thức chung về nghệ thuật, tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh thông qua sách báo và các diễn đàn trên Internet.

Bây giờ rất nhiều nhà báo và nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới thường hay viết blog và có trang web riêng. Họ cập nhật những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình chụp ảnh hay những tấm ảnh họ vừa hoàn thành qua một chuyến đi. Như vậy, tự tìm tòi, đọc sách (học nghề nhiếp ảnh) và cần thêm chút năng khiếu để theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh. Ngoài ra, một điều cũng không thể thiếu đó là tìm hiểu về các kỹ năng, về máy móc…

Thị trường nhiếp ảnh ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng hiện tại đang bị bỏ ngỏ. Nếu bạn có ý định chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp của mình, bạn có thể chọn con đường mà bạn muốn theo đuổi. Nhu cầu tuyển dụng photographer nhiếp ảnh thời trang, nhiếp ảnh cho tạp chí, cho các phòng triển lãm, tuyển dụng phóng viên ảnh… thường xuất hiện trên các trang tin việc làm cũng như các trang mạng xã hôi.

Hình ảnh
Thị trường nhiếp ảnh ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng hiện tại đang bị bỏ ngỏ.

Mức thu nhập của hầu hết các nhiếp ảnh hiện nay là khoảng 20 triệu đồng, đối với những ai đã có chút tên tuổi. Còn những người mở studio đã quá nổi tiếng, cộng với tay nghề tốt, quá chuyên nghiệp thì mức thu nhập của họ chắc chắn cao hơn rất nhiều. Những người như vậy đa số đều được người nước ngoài thuê rồi đi sang nước ngoài chụp. Với tay nghề như vậy thì mức thu nhập có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng, thậm chí là hơn nữa.

Khó khăn nhất đối với các bạn mới chọn việc làm nhiếp ảnh photograper để kiếm tiền đó là không có mối quan hệ. Nếu cứ giữ nguyên phong cách chụp ảnh chuyên nghiệp của riêng mình thì hầu như không bao giờ có khách.

“Hầu hết các teen bây giờ đều thích chụp ảnh kiểu “xóa phông” đằng sau. Tức là chụp kiểu mẫu chỉ đứng cười và đằng sau lưng sẽ bị mờ tịt. Những kiểu đó chỉ đẹp lúc nhìn nhưng không đọng lại được cảm xúc, nếu nhìn nhiều sẽ trở nên nhàm chán. Nhưng những kiểu như vậy thì lại được các em teen thích vì tươi tắn.

Còn một số thể loại ảnh khác như chụp góc rộng, lấy cả cảnh cả người, xóa phông ít thì giới trẻ lại không thích nên thành ra mình lại không có khách. Sau một vài lần trải qua như vậy, mình đã rút ra được kinh nghiệm là dù cho ảnh chụp không thực sự chuyên nghiệp, bản thân mình không muốn thì vẫn phải chụp để làm hài lòng khách hàng. Nếu không mình sẽ bị mất đi một mối làm ăn”.

Hình ảnh
Mỗi khi đi chụp dịch vụ, khách hàng hay để ý đến máy to và khủng.

Không chỉ có vậy, các bạn còn gặp khó khăn nữa về phần máy móc. Mỗi khi đi chụp dịch vụ, khách hàng hay để ý đến máy to và khủng. Antoni Minh chia sẻ: “Mình đã gặp trường hợp khách hàng nói rằng “độ chuyên nghiệp của nhiếp ảnh phải phụ thuộc vào độ to của máy ảnh”. Ví dụ như ống “tele” và lens 85 1.2L. Do ống “tele” to hơn nên mọi người nghĩ ai dùng tele mới là chuyên nghiệp, đẳng cấp. Nhưng hầu hết khách hàng không biết rằng lens 85 1.2L lại đắt tiền hơn rất nhiều".

Ý nghĩa của nghề nhiếp ảnh ngoài những người lao động chân chính ghi lại những khoảnh khắc đẹp để lấy tiền từ khách hàng còn có nhiều người cầm máy ảnh chỉ để tán gái, thậm chí có những việc làm xấu ảnh hưởng đến nghề nhiếp ảnh.

Tình cảnh trớ trêu nhất của các tay máy nam đó là rất hay bị người yêu ghen. Và ai cũng đều gặp phải tình trạng như vậy. Vì đặc thù nghề nghiệp là luôn luôn chụp ảnh và tiếp xúc với rất nhiều cô gái xinh đẹp nên việc bị người yêu ghen cũng là điều diễn ra hết sức thường xuyên. Hầu hết, các bạn trẻ đều mong người yêu có thể hiểu và thông cảm cho công việc của mình.

Tóm lại, Việc làm nhiếp ảnh hay bất cứ môn nghệ thuật nào cũng đều cần một tâm hồn chứ không đơn thuần là giác quan và kỹ thuật. Con đường đến với nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay nghệ thuật đỉnh cao, là một “nghề kiếm sống” hay “nghiệp đam mê” đều phải đi từng bước chậm rãi, thể nghiệm từ cái gốc vững chắc.


Nguồn: http://www.timviecnhanh.com/nghenghiep/nghe-nhiep-anh-co-nhieu-dat-de-khai-thac-389
Alo_Co_Ngay
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 3 22 Tháng 3, 2011 3:40 pm
Đến từ: Hồ Chí MInh

Quay về Việc tìm người

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron